HUYỆN ỦY BÙ ĐỐP - ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC

https://huyenuybudop.vn


Thu nhập trên 500 triệu mỗi năm nhờ nuôi heo

Xưa ông cha ta có câu “muốn giàu thì nuôi cá, muốn khá nuôi heo”. Những câu thành ngữ trong dân gian có vẻ hơi khó tin, nhưng xem xét kĩ đều mang công dụng, lí lẽ riêng. Trước đây, cùng với nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng, những người nông dân đã biết dựa vào nuôi cá, nuôi heo để tăng gia sản xuất và duy trì cuộc sống; nuôi heo, nuôi cá để ăn, trao đổi, buôn bán và xuất khẩu, giúp đời sống của họ ngày một cải thiện, khấm khá hơn và đây cũng là một bài học kinh tế được ông bà xưa lưu truyền đến ngày nay. Với đặc thù là một huyện nông nghiệp, người nông dân nơi biên giới Bù Đốp đã mạnh dạn đổi mới, tìm hướng đi riêng cho mình trong chăn nuôi, trồng trọt. Trong đó nghề nuôi heo được số đông nông dân lựa chọn. Anh Đinh Duy Bình, tổ 4, ấp Phước Tiến, huyện Bù Đốp là một trong những người áp dụng thành công câu nói của người xưa “Muốn giàu thì nuôi cá, muốn khá nuôi heo”.  
Anh Đinh Duy Bình năm nay đã ngoài 34 tuổi, quê Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương năm 2005, thay vì đi các thành phố lớn để tìm việc làm như bạn bè cùng trang lứa, thì anh chọn lập nghiệp tại quê hương Bù Đốp với công việc ban đầu là làm bảo vệ cao su tại đội 8, Trung đoàn 717 thuộc Binh Đoàn 16, Bộ Quốc phòng.

Theo anh Bình: Mình làm bảo vệ được 11 năm, sau đó xin ra quân về làm vườn rẩy, với diện tích 3ha đất tích góp được, mình bàn với vợ trồng 3.000 nọc tiêu; ở thời điểm năm 2016-2017, giá tiêu giao động từ 100 đến 120.000đ/kg cho thu nhập ổn định.

Những năm trở lại đây, giá tiêu lao dốc, cây Hồ tiêu do bệnh mà lụi dần. Anh Bình mạnh dạn thay đổi tư duy, tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình nuôi heo thịt. Bắt tay vào làm, anh gặp không ít khó khăn vì phải tìm mua heo và lựa chọn con giống để gây đàn, phát triển số lượng, nhưng với kiến thức học được trên sách vở cộng với học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, anh nắm được đặc tính sinh sản, sinh trưởng, cách phòng các loại bệnh trên heo. Cùng với việc chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt, nên anh kiểm soát được dịch bệnh. Từ 16 con heo giống ban đầu, đến nay, đã có trên 100 con heo thịt, bình quân mỗi năm xuất trên 31 tấn. Với giá heo hiện tại trên dưới 62.000đ/kg (tùy từng loại heo), sau khi trừ chi phí, anh còn lời trên 500 triệu đồng từ nuôi heo.
BĐ
Vợ anh Đinh Duy Bình ở tổ 4, ấp Phước Tiến đang vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho heo chước khi cho ăn.
Chia sẽ bí quyết mang lại thu nhập cao từ nuôi heo, anh Đinh Duy Bình cho biết: Để giảm chi phí mua cám, mình đầu tư một máy ép cám viên và tận dụng các nguồn thức ăn sẳn có của gia đình như: cỏ, bắp, lúa, đậu tương và mua thêm cá… trộn đều, sau đó ủ khoảng 2 đến 3 ngày rồi ép thành viên... Tuy vất vã, nhưng mang lại lợi nhuận, thu nhập cho gia đình.
BĐ
Quy trình làm cám viên của gia đình anh Đinh Duy Bình
BĐ
 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ

Ông Nguyễn Thanh Sĩ, Nguyên trưởng thôn, hiện là Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh ấp Phước Tiến, xã Hưng Phước cho biết: Anh Đinh Duy Bình là hội viên nông dân, hội viên hội cựu chiến binh của ấp, sau khi 3.000 nọc tiêu của gia đình xuống cấp, vợ chồng anh chuyển sang mô hình vườn ao chuồng, chủ đạo là nuôi heo thịt. Ông Nguyễn Thanh Sĩ cho biết thêm: hiện nay mô hình của anh là một trong những mô hình khá của ấp cần được nhân rộng để các ấp thăm quan học tập.

Có thể thấy, các mô hình lập nghiệp nuôi heo như anh Đinh Duy Bình ở tổ 4, ấp Phước Tiến, xã Hưng Phước (ấp có đông đồng bào dân tộc bản địa sinh sống) đang là điểm sáng để phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nông dân nơi biên giới này. Hy vọng, sắp tới những mô hình này sẽ được nhân rộng tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày một phát triển và giàu mạnh.
 
HV

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây