Theo báo cáo của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước mới đây ngày 28/2 cho biết: hiện nay trên địa bàn huyện Bù Đốp đã xuất hiện 14ha cây Hồ tiêu bị tuyến trùng gây hại ở mức độ nhẹ.
Cũng theo Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước thì thời điểm này, thời tiết chuyển mùa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lệch nhau lớn, có thể tạo điểm sương và xuất hiện mưa trái mùa là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh ... phát sinh, phát triển gây hại cây trồng.
Để thực hiện biện pháp quản lý sâu bệnh hại cho cây tiêu đối với các đối tượng như: Tuyến trùng, bệnh chết chậm, rệp sáp gốc, bệnh chết nhanh và một số sâu, bệnh khác... Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước huyến cáo bà con hãy thực hiện theo quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại cây hồ tiêu của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và PTNT theo Công văn số 2832/BVTV-TV ngày 31/12/2020 về việc ban hành quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu.
Vườn tiêu kiệt quệ đến chết vì bệnh tuyến trùng Ảnh: Minh họa
Theo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp, nguyên nhân tuyến trùng gây hại cây hồ tiêu có nhiều loại tuyến trùng gây hại cho cây hồ tiêu, trong đó phổ biến nhất là Meloydogyne, chúng tấn công rễ, tạo ra các nốt u sần làm cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng và nước, làm cho cây suy yếu. Vết thương do tuyến trùng gây ra còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn và virus xâm nhập, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như chết nhanh, chết chậm, tiêu điên.
Để quản lý tuyến trùng hiệu quả, Trung tâm dịch vụ nồng nghiệp huyện Bù Đốp khuyến bà con cần kết hợp biện pháp canh tác với biện pháp sinh học, biên pháp hoá học.
Đối với biện pháp canh tác: bà con cần xử lý đất trước khi trồng, sử dụng giống sạch bệnh và nguồn nước không nhiễm tuyến trùng. Duy trì cỏ bản địa trong vườn để giúp giảm áp lực gây hại của tuyến trùng lên rễ cây hồ tiêu. Thiết kế hệ thống thoát nước tốt.
Đối với biện pháp sinh học, bà con nên sử dụng phân hữu cơ đã xử lý hoai mục hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh đối kháng tuyến trùng như: Trichomix- DT tiêu, điền trang neem, Trichomix-DT... với lượng 1-2kg/nọc, định kỳ 1-2 tháng/lần. Bổ sung các loại men vi sinh có khả năng ký sinh tuyến trùng như Trichoderma SP, Paecilomyces SPP bằng sản phẩm Điền Trang-Nema. Tưới gốc định kỳ 1-2 tháng trong mùa mưa.
Đối với biện pháp hóa học vào đầu mùa mưa là giai đoạn lý tưởng để trứng tuyến trùng nở đồng loạt và phát tán gây hại. Chính vì vậy cần phải áp dụng phòng trị chúng bằng các loại thuốc BVTV một cách triệt để nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các loại thuốc có thể sử dụng hiệu quả trên cây hồ tiêu như: Afudan 20SC, Kaido 50SL.