Những điều cần biết về Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD)

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh thường gặp. Chứng bệnh này đặc trưng bởi tình trạng giảm chú ý và tăng hoạt động kèm theo tính cách bốc đồng, hấp tấp, thiếu kiềm chế,... 

 

Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và bệnh trạng cũng ngày một phức tạp hơn.

 

Tăng động giảm chú ý (ADHD) gặp nhiều hơn ở bé trai với tỷ lệ gấp 2 lần bé gái

Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) là bệnh gì?

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD) hay còn được biết đến với những tên gọi khác như rối loạn tăng động giảm chú ý và bệnh tăng động. Đây là một dạng rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự hiếu động quá mức, thiếu kiềm chế và giảm chú ý.

 

Hiện tại, tỷ lệ trẻ mắc chứng ADHD và các rối loạn phát triển thần kinh khác như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, chứng khó đọc,... đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 7.2% trẻ em trên toàn cầu mắc chứng bệnh này và nguy cơ cao hơn ở bé trai (gấp 2 lần bé gái).

Theo các chuyên gia, những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ em. Tiếp xúc thường xuyên với thiết bị điện tử, cha mẹ thiếu sự quan tâm, môi trường ô nhiễm, ồn ào,... chính là những yếu tố khiến cho bệnh trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trước đây ADHD được xếp vào nhóm rối loạn hành vi. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu đầy đủ, các chuyên gia cho rằng bệnh lý này là một dạng rối loạn phát triển thần kinh do các yếu tố thần kinh rõ rệt. Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và đặc biệt là quá trình học tập của trẻ. Chính vì vậy, gia đình cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để kịp thời cho trẻ thăm khám và điều trị.

Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tăng động giảm chú ý ở trẻ đặc trưng bởi tình trạng giảm chú ý và tăng hoạt động (hiếu động quá mức, bốc đồng, thiếu kiềm chế). Tương tự như tự kỷ và các rối loạn phát triển thần kinh khác, mức độ triệu chứng của bệnh lý này có sự khác biệt ở từng trẻ.

1. Giảm chú ý

Giảm chú ý là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Không giống với giảm chú ý thông thường, giảm chú ý do ADHD kéo dài dai dẳng trong ít nhất 6 tháng và ảnh hưởng nhiều đến mức độ thích ứng của trẻ.

Giảm chú ý là triệu chứng điển hình của rối loạn tăng động giảm chú ý

Các biểu hiện giảm chú ý của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bao gồm:

  • Khó duy trì được sự chú ý và khả năng tập trung kém hơn so với trẻ cùng tuổi

  • Trẻ không có khả năng tập trung, thiếu cẩn thận nên thường xuyên sai sót khi làm bài hoặc khi thực hiện nhiệm vụ được bố mẹ giao phó

  • Thường xuyên quên nhiệm vụ được giao, không làm bài tập, để quên đồ dùng và đồ chơi

  • Do khả năng tập trung kém nên trẻ hiếm khi hoàn thành một việc nào đó mà thường chuyển từ việc này sang việc khác, nhưng không có việc nào được hoàn thành một cách chỉn chu

  • Hiếm khi chú ý kỹ vào các chi tiết nhỏ

  • Không thích lắng nghe và gần như không tập trung khi lắng nghe người khác nói

  • Gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động và không thể tự lên kế hoạch học tập, sinh hoạt

  • Thường né tránh và không yêu thích các hoạt động phải nỗ lực tư duy, suy nghĩ nhiều do khả năng chú ý rất kém

  • Trẻ bị tăng động giảm chú ý ít tuân theo các hướng dẫn, dẫn đến hoàn thành nhiệm vụ không đúng với yêu cầu được giao

  • Trẻ dễ xao nhãng và mất tập trung vì những tác động bên ngoài

Thực tế, trẻ nhỏ sẽ có khả năng tập trung kém hơn so với người trưởng thành. Tuy nhiên, bản thân trẻ vẫn có thể hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản được bố mẹ giao phó và có thể chủ động hoàn thành bài tập về nhà. Ngược lại, trẻ bị ADHD có khả năng chú ý rất kém nên việc quên làm bài tập, quên đồ dùng,... xảy ra vô cùng thường xuyên.

2. Tăng hoạt động (hiếu động quá mức)

Tăng hoạt động là tình trạng trẻ hiếu động quá mức, gia tăng các hoạt động thể chất và gần như không thể ngồi yên. Trẻ vận động không ngừng, liên tục chọc phá làm phiền những người xung quanh.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường hiếu động quá mức và vận động không biết mệt mỏi

 

Tăng hoạt động ở trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có các biểu hiện như sau:

  • Gia tăng các hoạt động thể chất như leo trèo, chạy nhảy liên tục, chọc phá người này đến người khác

  • Trẻ không thể ngồi yên, tay chân luôn cử động. Nếu bắt trẻ ngồi yên, trẻ thường có cảm giác bồn chồn và khó chịu

  • Trẻ không yêu thích các trò chơi trí tuệ và các hoạt động đòi hỏi sự yên tĩnh. Thay vào đó, các trò chơi cần hoạt động nhiều thường được trẻ yêu thích hơn.

  • Trẻ thường chọn cách rời khỏi những nơi cần giữ sự yên tĩnh.

  • Nôn nóng và gặp khó khăn khi phải chờ đợi (xếp hàng, chờ đợi vào thang máy,...)

  • Nói quá nhiều, thao thao bất tuyệt nhưng lại không lắng nghe lời nói của người khác

  • Hay ngắt lời và chen ngang lời nói của người khác

  • Trẻ thường trả lời bộc phát khi chưa nghe hết câu hỏi

Các biểu hiện tăng hoạt động ở trẻ ADHD rất dễ nhận thấy. Cơ thể trẻ hoạt động liên tục như “gắn động cơ” và gần như không cảm thấy mệt mỏi, trẻ dường như chỉ yên tĩnh khi ngủ.

3. Một số triệu chứng khác

Ngoài hai nhóm triệu chứng chính là giảm chú ý và tăng hoạt động, ADHD ở trẻ còn có một số biểu hiện như:

  • Hấp tấp, bốc đồng dẫn đến các hành vi vội vàng như qua đường không quan sát, leo trèo nguy hiểm,...

  • Một số trẻ có biểu hiện chậm nói, khả năng hiểu kém, diễn đạt từ ngữ không mạch lạc, nói ngọng,...

  • Trẻ nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng

Tăng động giảm chú ý ở trẻ đôi khi đi kèm với các rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm,...

 

Thực tế, bất cứ trẻ nào trong độ tuổi từ 3 - 12 tuổi cũng đều xuất hiện một số triệu chứng kể trên. Vì thế, ADHD chỉ được xác định nếu triệu chứng xuất hiện trước năm 12 tuổi và phải kéo dài ít nhất 6 tháng ở tất cả các môi trường từ gia đình, nhà trường và nơi công cộng. Hơn nữa, triệu chứng phải đủ nghiêm trọng để gây cản trở sinh hoạt, công việc, học tập và các mối quan hệ của trẻ.

Các thể tăng động giảm chú ý ở trẻ

Biểu hiện của ADHD là vô cùng đa dạng và có sự khác biệt ở từng trẻ. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh được chia thành 3 thể như sau:

1. Thể tăng động nổi trội

Thể tăng động nổi trội là thể bệnh mà trẻ có biểu hiện tăng hoạt động nhiều hơn so với các triệu chứng giảm chú ý. Đây là thể bệnh phổ biến nhất và cũng dễ nhận biết nhất.

 

Tăng động, xung động ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết thông qua hành vi và lời nói. Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể nhầm lẫn biểu hiện tăng động với tính cách hiếu động bình thường.

2. Thể giảm chú ý nổi trội

Ngược lại với thể tăng động nổi trội là thể giảm chú ý nổi trội. Ở thể bệnh này, trẻ có ít biểu hiện tăng hoạt động, thay vào đó là tình trạng giảm khả năng tập trung và không thể duy trì sự chú ý lâu dài.

 

Thể chú ý nổi trội sẽ được thể hiện rõ qua khía cạnh học tập, bởi trẻ thường xuyên xao nhãng trong giờ học, quên lời dặn của thầy cô, không làm bài tập về nhà,... Nhiều phụ huynh nhầm lẫn giảm chú ý trong ADHD với việc trẻ lười biếng và chán học.

3. Thể kết hợp

Thể kết hợp là thể bệnh mà cả hai nhóm triệu chứng đều xuất hiện với tần suất và mức độ ngang bằng nhau.

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến khoảng 8 - 11% trẻ trong độ tuổi đến trường. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh khá nhiều nhưng nguyên nhân gây ra bệnh lý này vẫn chưa được biết rõ. Những nghiên cứu đã thực hiện phần nào khám phá ra một số nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn. Tuy nhiên để có thể đưa ra kết luận chính xác cần thêm thời gian và dữ liệu.

Nguyên nhân gây ADHD ở trẻ em thường liên quan đến các yếu tố sinh học và môi trường

Một số yếu tố được xem là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý:

1. Yếu tố sinh học

Các yếu tố sinh học được xác định có liên quan đến tăng động giảm chú ý ở trẻ bao gồm di truyền, sinh non (dưới 1.5kg), tổn thương não khi sinh hoặc do các bệnh lý sau sinh. Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu lạm dụng thuốc và có các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

 

Các chuyên gia cũng nhận thấy khoảng 5% trẻ bị tăng động giảm chú ý có bằng chứng tổn thương thần kinh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt trong hệ thống noradrenergic và dopaminergic ở trẻ ADHD.

2. Yếu tố môi trường

Bên cạnh các yếu tố sinh học, yếu tố môi trường cũng góp phần gây rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ. Ngoài ra, những yếu tố này cũng làm gia tăng tính nghiêm trọng của các triệu chứng.

 

Một số yếu tố môi trường có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ bao gồm:

  • Gia đình căng thẳng, thiếu sự quan tâm và không gần gũi với trẻ

  • Môi trường sống không lý tưởng (ồn ào, đông đúc, chật chội,...)

  • Tiếp xúc với thiết bị điện tử thường xuyên (xem tivi, smartphone, chơi điện tử,...)

  • Nhiễm độc từ môi trường

Ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý làm cản trở quá trình học tập và khả năng tư duy (nhận thức). Ngoài ra, tính cách quá hiếu động, hấp tấp, bốc đồng,... cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống.

 

Nếu không được điều trị kịp thời, tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể dẫn đến những ảnh hưởng và biến chứng sau:

  • Giảm khả năng học tập: Khoảng 20 - 60% trẻ bị tăng động giảm chú ý gặp khó khăn khi học tập. Nguyên nhân là do khả năng tập trung kém, thường xuyên quên lời dặn của thầy cô. Hơn nữa, trẻ không chú ý các chi tiết nên thường thực hiện sai nhiệm vụ được giao phó.

  • Thiếu kỹ năng xã hội: Phần lớn trẻ bị tăng động giảm chú ý thường thiếu các kỹ năng xã hội. Lý do vì tính cách quá hiếu động, thiếu chú ý nên kém tinh tế và không lắng nghe lời người khác nói. Ngoài ra, trẻ có tính cách hung hăng, chống đối, hay tức giận,... cũng sẽ khó tiếp nhận lời khuyên từ những người xung quanh.

  • Gặp vấn đề trong các mối quan hệ: Trẻ bị tăng động giảm chú ý rất khó duy trì các mối quan hệ. Bản thân trẻ quá hiếu động nên khó hòa hợp với bạn bè đồng trang lứa. Hơn nữa, trẻ có khả năng chịu đựng kém và thiếu sự đồng cảm nên dễ xảy ra mâu thuẫn, xích mích trong các mối quan hệ.

  • Rối loạn cảm xúc: Các chuyên gia nhận thấy, trẻ bị tăng động giảm chú ý rất dễ bị rối loạn cảm xúc. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều vấn đề nhưng thường là do khả năng chịu đựng kém, tính cách bốc đồng, thiếu sự sẻ chia và quan tâm. Tăng động ở trẻ em làm gia tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và khiến tâm trạng của trẻ thay đổi thất thường.

  • Các vấn đề sức khỏe đi kèm: Tăng động giảm chú ý ở trẻ thường kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe đi kèm như rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc hoạt động quá mức cũng khiến trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, chậm lớn hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

 

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng gây phiền hà cho những người xung quanh. Vì không thể ngồi yên nên trẻ có thể làm phiền bạn bè, thầy cô trong giờ học. Ở trong gia đình, trẻ có thể đùa giỡn quá mức gây ồn ào, khó chịu cho những người xung quanh.

Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD)

Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng do ADHD có thể đi kèm với các rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, rối loạn TIC và các khuyết tật trong học tập.

 

ADHD ở trẻ thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng

 

Tùy theo độ tuổi của trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán phù hợp. ICD-10 được dùng để chẩn đoán cho trẻ dưới 5 tuổi và trẻ trên 5 tuổi thường sẽ được chẩn đoán bằng DSM-5.

 

Ngoài việc khai thác các triệu chứng mà trẻ gặp phải, bác sĩ cần xác định những rối loạn này phải xuất hiện trong nhiều môi trường (nhà trường, gia đình, xã hội) và kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Đồng thời cần phải có bằng chứng rõ ràng cho thấy ADHD thực sự gây ra những ảnh hưởng đến quá trình học tập, hoạt động xã hội, các mối quan hệ,... của trẻ.

 

Trước khi đưa ra chẩn đoán chính thức, bác sĩ chuyên khoa cần phải loại trừ những khả năng có thể xảy ra như tự kỷ, rối loạn cảm xúc, rối loạn phân ly và tâm thần phân liệt. Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm một số xét nghiệm cần thiết.

 

Các bước chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ:

  • Khám nội khoa và khám thần kinh toàn diện

  • Đánh giá triệu chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 hoặc ICD-10

  • Sử dụng các thang đánh giá tâm lý như trắc nghiệm trí tuệ Raven, thang cảm xúc hành vi CBC-L, thang tăng động Vanderbilt,...

Các phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ tập trung vào việc giảm hành vi hiếu động quá mức và giúp trẻ gia tăng sự tập trung. Tùy theo triệu chứng của từng trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tương tự như các rối loạn phát triển thần kinh khác, trẻ bị ADHD cần đến sự hỗ trợ của gia đình và thầy cô. Điều này sẽ góp phần thay đổi hành vi tiêu cực giúp trẻ hình thành thói quen tốt và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết.

Các phương pháp thường được lựa chọn khi điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:

1. Liệu pháp hóa dược

Liệu pháp hóa dược là phương pháp khá phổ biến trong điều trị ADHD. Thuốc có vai trò giúp giảm các hành vi tăng động, hiếu động và cải thiện khả năng chú ý. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào thể lâm sàng và mức độ triệu chứng của từng trẻ.

Sử dụng thuốc giúp tăng khả năng tập trung và giảm tình trạng tăng động, xung động ở trẻ ADHD

Các nhóm thuốc được dùng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:

  • Thuốc kích thần (Methamphetamine, Methylphenidate, Amphetamine,...)

  • Thuốc không kích thần (Bupropion, Atomoxetine, Clonidin, Venlafaxin,,,,)

  • Thuốc an thần kinh (Risperdal)

Trường hợp đi kèm với rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu,... sẽ được sử dụng các nhóm thuốc khác như thuốc chống trầm cảm và thuốc điều chỉnh khí sắc. Dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện triệu chứng của ADHD. Tuy nhiên, gia đình cần chú ý tác dụng phụ để thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một số nghiên cứu cho thấy, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm hành vi bốc đồng, hiếu động quá mức ở trẻ tăng động giảm chú ý. Để giảm tăng động và xung động, nên tránh thực phẩm chứa nhiều đường, gia vị, các loại thực phẩm chế biến sẵn,...

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ. Đồng thời các chất chống oxy hóa cũng giúp giảm rối loạn ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó tác động tích cực đến quá trình điều trị, giúp trẻ giảm hành vi bốc đồng, hiếu động quá mức và cải thiện khả năng tập trung.

Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn hợp lý còn giúp trẻ phát triển thế chất và chiều cao. Trẻ tăng động giảm chú ý hoạt động rất nhiều nên nhu cầu năng lượng cũng cao hơn bình thường. Gia đình nên ưu tiên bổ sung năng lượng cho trẻ bằng các loại quả, hạt, thịt trắng và ngũ cốc nguyên hạt để tránh thừa cân.

3. Cách giáo dục phù hợp từ gia đình

Để thay đổi hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh liệu pháp hóa dược, gia đình cần có cách giáo dục phù hợp để giúp trẻ thay đổi hành vi tiêu cực và hình thành những thói quen tốt. Về lâu dài, trẻ sẽ giảm sự bốc đồng, hấp tấp, hung hăng và trở nên kiên nhẫn hơn.

Giáo dục phù hợp và đúng cách giúp cải thiện hành vi tiêu cực ở trẻ tăng động giảm chú ý

Sự hỗ trợ của gia đình có vai trò vô cùng to lớn đối với quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ - đặc biệt trẻ tự kỷ, trẻ bị rối loạn học tập và tăng động giảm chú ý. Giáo dục trẻ ADHD đòi hỏi gia đình phải có kiến thức và kiên nhẫn. Dưới đây là một số hướng dẫn từ các chuyên gia:

  • Chấp nhận những hạn chế, nhược điểm của trẻ. Không la mắng và dùng đòn roi khi trẻ phạm lỗi.

  • Khi đưa ra nhiệm vụ hoặc dặn dò trẻ, nên chọn những câu ngắn gọn và súc tích để trẻ hiểu rõ chính xác yêu cầu của bố mẹ.

  • Bắt đầu giao việc cho trẻ từ những nhiệm vụ đơn giản nhất. Khen ngợi khi trẻ làm tốt để giúp con nâng cao lòng tự trọng và có ý thức về trách nhiệm của bản thân.

  • Gia đình nên giúp trẻ lên danh sách những nhiệm vụ cần thực hiện để tránh tình trạng quên, xao nhãng.

  • Lên thời gian biểu và yêu cầu trẻ thực hiện (giờ ăn, học, ngủ, giờ vui chơi,...). Ban đầu trẻ sẽ khó tuân theo nên gia đình cần đồng hành và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này.

  • Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường sẽ có thế mạnh về vi tính, toán học, thiên văn học và hội họa. Nhiệm vụ của gia đình là phát hiện thế mạnh và khuyến khích trẻ phát triển.

  • Dạy trẻ cách tập trung khi lắng nghe người khác nói. Điều này sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng nếu kiên trì, chắc chắn tình trạng sẽ được cải thiện.

  • Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có nhiều năng lượng. Để giảm hành vi hiếu động quá mức, nên cho trẻ vui chơi thể thao vừa sức.

  • Khi trẻ không nghe lời, cần nghiêm khắc chỉ ra lỗi sai và đưa ra mệnh lệnh một cách dứt khoát. Khi làm tốt, trẻ sẽ được khen ngợi và có phần thưởng khuyến khích. Ngược lại nếu trẻ không hoàn thành, hãy phạt trẻ bằng cách giảm thời gian vui chơi hoặc yêu cầu trẻ giúp bố mẹ làm việc nhà.

  • Thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm rõ tình hình học tập và nhắc nhở trẻ hoàn thành các bài tập được giao.

Cách giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ tăng động giảm chú ý thay đổi hành vi tiêu cực và giảm bớt sự hấp tấp, bốc đồng trong tính cách. Ngoài ra, giáo dục đúng cách còn rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như kiên trì, chăm chỉ, siêng năng, trách nhiệm,... Trẻ được giáo dục tốt cũng sẽ có sự gắn bó với bố mẹ và những thành viên trong gia đình.

4. Can thiệp giáo dục - tâm lý chuyên sâu

Thực tế, một số trẻ tăng động giảm chú ý không hợp tác với bố mẹ. Và dù nỗ lực như thế nào, tình trạng giảm chú ý, tăng hoạt động, hấp tấp, bốc đồng,... đều không được cải thiện. Trong trường hợp này, gia đình nên cho trẻ đến các trung tâm giáo dục chuyên biệt.

Trung tâm Giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam - NHC Academy là nơi tiếp nhận can thiệp cho trẻ tự kỷ, chậm nói, bại não và những trẻ đặc biệt khác. Gia đình cũng có thể cho trẻ ADHD can thiệp tại trung tâm để chuẩn bị kỹ năng cần thiết trước khi học tập ở môi trường chính thống.

NHC Academy là nơi tiếp nhận can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý,trẻ tự kỷ, chậm nói,...

Trẻ tăng động giảm chú ý thường thiếu các kỹ năng xã hội. Bản thân trẻ thường có tính cách hấp tấp, bốc đồng, thiếu kiên nhẫn và khả năng chịu đựng kém. Nếu không được huấn luyện, trẻ sẽ khó hòa nhập khi đến trường và rất dễ phát sinh mâu thuẫn với bạn bè đồng trang lứa.

NHC Academy không chỉ là nơi giáo dục, huấn luyện cho trẻ kỹ năng tiền học đường mà còn là nơi giúp trẻ thay đổi hành vi tiêu cực và điều chỉnh tâm lý. Trung tâm lựa chọn mô hình can thiệp kết hợp khoa học vận động - tâm lý - giáo dục thay vì chỉ tập trung vào chương trình giáo dục đặc biệt.

Trẻ khi đến với trung tâm sẽ được đội ngũ chuyên gia đánh giá tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp. NHC Academy giúp trẻ thay đổi hành vi tăng động, giảm tình trạng hiếu động quá mức, học cách giữ yên lặng trong một số tình huống cần thiết. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn giúp trẻ nhận ra thế mạnh và phát huy chúng.

Trẻ ADHD có biểu hiện rối loạn cảm xúc, nói ngọng, chậm nói,... cũng sẽ được can thiệp để cải thiện những khiếm khuyết và hạn chế. Song song với quá trình can thiệp ở trung tâm, NHC Academy cũng sẽ đồng hành cùng với gia đình để có thể đẩy nhanh quá trình trị liệu.

NHC Academy có thế mạnh về cơ sở vật chất với giáo dục hiện đại, chuẩn quốc tế

NHC Academy có cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị giáo cụ chuẩn quốc tế để xây dựng môi trường lý tưởng cho trẻ. Ngoài ra, trung tâm còn quy tụ đội ngũ chuyên gia, giáo viên đặc biệt giỏi ở Hà Nội. Không chỉ có năng lực chuyên môn cao, đội ngũ nhân sự của NHC Academy rất tâm huyết với nghề và ý thức được sứ mệnh cao cả là gieo niềm vui, hạnh phúc trong hành trình trưởng thành của trẻ đặc biệt.

 

Để được tư vấn cụ thể hơn, phụ huynh có thể liên hệ với Trung tâm Giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam - NHC Academy qua thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

 

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là rào cản khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập, thiếu kỹ năng xã hội, không biết cách duy trì mối quan hệ,... Vì thế, gia đình cần cho trẻ thăm khám và điều trị sớm. Ngoài các phương pháp y tế, nên cho trẻ can thiệp giáo dục - tâm lý ở những trung tâm uy tín để trẻ có kỹ năng và dễ dàng hòa nhập khi đến trường.

 

Tham khảo thêm: 





 
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website như thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay10,455
  • Tháng hiện tại134,033
  • Tổng lượt truy cập1,648,234
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây