Khẩn trương triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện

Thứ tư - 28/08/2024 05:19 41 0
Để chủ động triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại động vật, đồng thời thực hiện kiểm soát, phòng ngừa bệnh Dại động vật và các ổ dịch mới phát sinh, lây lan, giảm thiểu các ca tử vong để tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.
Ngày 27/8/2024, UBND huyện Bù Đốp ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện.
Theo đó, UBND huyện yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh Dại động vật theo quy định của Luật Thú y và các văn bản liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh. Phối hợp với Trung tâm DVNN và UBND các xã, thị trấn triển khai, giám sát việc đăng ký và tiêm vắc xin phòng   bệnh Dại  động  vật bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch, trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp, trên 70% số động vật trong diện tiêm trong vùng đệm. Triển khai kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh Dại động vật tại các xã, thị trấn đồng thời báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống bệnh Dại động vật về UBND huyện theo quy định.

Đối với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện. Phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh Dại động vật theo quy định của Luật Thú y và các văn bản liên quan. Tiếp nhận hóa chất, vắc xin và các vật tư liên quan từ Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh để bảo quản, cấp phát cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.  Tiếp tục giám sát dịch bệnh Dại động vật; hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực nuôi chó, mèo và khu vực xung quanh đặc biệt thực hiện tiêm phòng vắc xin theo quy định. Tổng hợp báo cáo kịp thời, chính xác tình hình bệnh Dại động vật và công tác phòng, chống bệnh Dại động vật qua hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam-VAHIS theo đúng quy định hiện hành.

Đối với Phòng Y tế; Trung tâm Y tế huyện. Phối hợp với  Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp trong công tác phòng, chống dịch bệnh lây truyền theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN & PTNT về hướng dẫn phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Chủ động giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền đồng thời  tổ chức điều tra, rà soát những người đã bị chó nghi mắc bệnh dại cắn, cào; những người có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với chó nghi mắc bệnh dại để tổ chức tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng Dại cho người bị chó cắn và người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại. Thường xuyên chia sẻ thông tin với cơ quan thú y cùng cấp và chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn quản lý.
Đối với UBND các xã, thị trấn. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu để xảy ra dịch bệnh Dại động vật phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn. Chủ động phối hợp với cơ quan, ban ngành liên quan tăng cường triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật. Riêng đối với UBND xã Thanh Hòa khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn xã, tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và tiêu độc khử trùng phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn quản lý. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại động vật. Tiếp tục giám sát dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn quản lý; tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các  trường hợp không báo cáo  dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh đặc biệt phải hưởng ứng thực hiện tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo. Tiếp tục triển khai thực hiện điều tra tổng đàn chó, mèo; lập sổ quản lý, kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương theo quy định của Luật Chăn nuôi và các Nghị định, thông tư, kế hoạch liên quan.

Tiếp tục đăng ký vắc xin Dại thu tiền về Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện để thực hiện triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại động vật cho đàn chó, mèo bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch, trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp, trên 70% số động vật trong diện tiêm trong vùng đệm.

Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại khoản 2 và khoản 3 điều 25 về xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn của Luật Thú y; Chuẩn bị nhân lực, vật lực và thành lập hội đồng tiêu hủy để xử lý động vật mắc bệnh, chết; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; đồng thời phối hợp quy hoạch địa điểm tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, chết theo quy định.

Thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông, ban hành Quy định cụ thể việc bắt chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý và  xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nuôi chó vi phạm các quy định về phòng, chống bệnh Dại
 
HV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây