Đại tướng Lê Đức Anh và Chỉ thị, Quyết định mang tầm chiến lược về Báo Quân đội nhân dâ

Thứ ba - 30/11/2021 18:15 626 0
Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1-12-1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, mất ngày 22-4-2019, tại Hà Nội.

Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả cuộc đời gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội. Giờ đây, Đại tướng Lê Đức Anh đã về cõi vĩnh hằng nhưng Chỉ thị, Quyết định của vị tướng dày dạn trận mạc dành cho Báo Quân đội nhân dân cách đây hơn 30 năm vẫn còn nguyên tính thời sự.

Chỉ thị, Quyết định mang tầm chiến lược góp phần để những người làm Báo Quân đội nhân dân hiện nay và mai sau tiếp bước truyền thống của tờ báo hai lần anh hùng, hai lần chiến sĩ

 

BĐ

 

BĐ

Chỉ trong một ngày 10-10-1990, Báo Quân đội nhân dân nhận được Chỉ thị số 147/ĐUQSTƯ của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả Báo Quân đội nhân dân trong tình hình mới và Quyết định số 238/QĐQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về cơ chế chỉ đạo và quản lý Báo Quân đội nhân dân do Đại tướng Lê Đức Anh khi đó làm Bộ trưởng ký.

Từng điều, quy định, nhiệm vụ… nêu trong Chỉ thị và Quyết định của Đại tướng Lê Đức Anh đã góp phần động viên cán bộ, phóng viên trong quá trình tác nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả làm báo trong tình hình mới.

BĐ
 
BĐ

Trong Chỉ thị số 147/ĐUQSTƯ, Đại tướng Lê Đức Anh nhấn mạnh: Những năm qua, trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, Báo Quân đội nhân dân đã có nhiều cố gắng trong tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối mới của Đảng, kịp thời phản ánh phong trào quần chúng và những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong công cuộc đổi mới của quân đội, lực lượng vũ trang và của đất nước. Bản thân Báo cũng có những đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp thể hiện, góp phần tích cực và sự nghiệp đổi mới báo chí cách mạng nước ta.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong tình hình mới, Chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh đã chỉ ra 4 vấn đề cần thực hiện như: Báo Quân đội nhân dân là tiếng nói của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của toàn quân, toàn dân về hai nhiệm vụ chiến lược, chủ yếu là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Trong Chỉ thị nêu rõ: Báo Quân đội nhân dân cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn nữa, tập trung vào những vấn đề như: Thể hiện sinh động đường lối, quan điểm tư tưởng của Đảng trên các lĩnh vực xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang và quân đội nhân dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, phát huy truyền thống tốt đẹp của quân đội, của dân tộc…, phản ánh và hướng dẫn đời sống tinh thần, văn hóa, giáo dục, nâng cao trình độ thẩm mỹ, kiến thức, trình độ thưởng thức văn học, nghệ thuật của quân đội…

BĐ
Đại tướng Lê Đức Anh với Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: TƯ LIỆU

Bên cạnh đó, để Báo Quân đội nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, cần củng cố tòa soạn báo theo phương hướng phù hợp với xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, ngày càng hiện đại, theo quy chế tòa soạn báo Trung ương, xuất bản hàng ngày.

Ngoài ra, Chỉ thị còn nhấn mạnh: Báo Quân đội nhân dân kiện toàn đội ngũ phóng viên theo tổ chức biên chế, tiêu chuẩn và chức danh đã được xác định, lực chọn một số cán bộ trẻ trong quân đội đã được đào tạo về nghiệp vụ báo chí hoặc tốt nghiệp đại học và một số phóng viên, cán bộ làm báo trong toàn quân có năng lực và phẩm chất, có khả năng và kinh nghiệm làm báo tăng cường cho tòa soạn. Phải hết sức quan tâm đào tạo, bồi dưỡng số phóng viên trẻ và phóng viên đầu đàn (phóng viên đặc biệt, người biên tập cấp cao, người bình luận).

Đồng thời, cán bộ toà soạn, phóng viên, biên tập viên Báo Quân đội nhân dân phải ra sức học tập thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là nghiệp vụ báo chí, trình độ chính trị quân sự và ngoại ngữ. Phải bám sát yêu cầu chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, của Bộ Quốc phòng, của Tổng cục Chính trị, của các tổng cục, bám sát đơn vị, bám sát thực tế, phát huy trí tuệ của toàn quân, của đội ngũ cộng tác viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo quân đội nhân dân.

BĐ
Đại tướng Lê Đức Anh ở chiến trường miền Nam. Ảnh: TƯ LIỆU

 

BĐ
 
BĐ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Lê Đức Anh, ngày 29-7-2013. Ảnh: TTXVN.

Phần thứ 4 của Chỉ thị, Đại tướng Lê Đức Anh đã khẳng định: Cùng với việc nâng cao chất lượng và nội dung, phải coi trọng việc cải tiến, đổi mới thể loại, cách viết làm cho Báo Quân đội nhân dân tươi trẻ, đồng thời hết sức chú trọng đầu tư kinh phí, cải tiến và từng bước hiện đại hóa công tác in ấn, đẩy mạnh công tác phát hành, bảo đảm phục vụ đúng đối tượng; tuyên truyền, phổ biến Báo Quân đội nhân dân trong các lực lượng vũ trang và trong nhân dân, các địa phương để phát huy tác dụng và thực sự nâng cao chất lượng, hiệu quả của Báo Quân đội nhân dân.

Chỉ thị đã chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm của Báo Quân đội nhân dân để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong tình hình mới. Mặc dù Chỉ thị đã ban hành cách đây 30 năm nhưng những nhiệm vụ, định hướng đến nay vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa và giá trị thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh internet phát triển như vũ bão, các phương tiện truyền thông luôn thay đổi mạnh mẽ và tòa soạn hội tụ đang trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí. Những giá trị vượt thời gian của Chỉ thị đã trở thành động lực để lớp lớp cán bộ phóng viên Báo Quân đội nhân dân cố gắng học tập, trau dồi kỹ năng, hoàn thiện bản thân, cống hiến cho sự phát triển của cơ quan ngày càng vững mạnh.

BĐ
Thiếu tướng Phan Khắc Hải, nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: TƯ LIỆU

Nhiều năm đã qua nhưng giờ đây Thiếu tướng Phan Khắc Hải, nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân vẫn nhớ rất rõ, rất kỹ Chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh.

Thiếu tướng Phan Khắc Hải khẳng định: Chỉ thị là một sự sáng suốt của những người lãnh đạo Quân đội nhân dân lúc bấy giờ, trong thời kỳ nào của cách mạng, báo chí vẫn là một vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị, trong đó có Báo Quân đội nhân dân.

Theo Thiếu tướng Phan Khắc Hải, Chỉ thị Đảng ủy Quân sự Trung ương ban hành cách đây hơn 30 năm nhưng đến giờ vẫn giữ nguyên giá trị để Báo Quân đội nhân dân phát triển như ngày hôm nay. Những nhiệm vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng giao cho Báo thời kỳ đó, thì đến nay vẫn mang tính thời sự.

“Tôi cho rằng, trong từng thời kỳ cách mạng, từng nhiệm vụ cụ thể có thể thay đổi, hình thức, phương thức làm báo có thể thay đổi nhưng bản chất của báo chí thì không thay đổi. Đặc biệt chức năng, tôn chỉ của Báo Quân đội nhân dân không bao giờ thay đổi. Do đó, những người làm Báo Quân đội có thể sử dụng hình thức khác cho phù hợp với thực tại nhưng bản chất vẫn phải đưa tin chính xác, trung thực, khách quan và có tính định hướng”, Thiếu tướng Phan Khắc Hải nhấn mạnh.

BĐ
Ảnh trái: Các đồng chí thuộc Bộ Tư lệnh Miền tại căn cứ Tà Thiết, Lộc Ninh, Sông Bé trước khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh (đồng chí Lê Đức Anh thứ hai, từ phải sang). Ảnh tư liệu; Ảnh phải: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh trong chuyến thăm Liên Xô tháng 6-1989. Ảnh: VGP/Chi Phan

Cả Chỉ thị và Quyết định đều có 4 mục quy định cụ thể, chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ…của Báo Quân đội nhân dân. Trong đó Quyết định 238, để chỉ đạo và quản lý chặt chẽ tòa soạn theo một cơ chế phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Báo Quân đội nhân dân trong tình hình mới. Có 4 Điều quy định rõ chức năng của từng bộ phận và các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện xuất bản Báo.

Thiếu tướng Phan Khắc Hải cho rằng: Có thể bây giờ, phóng viên trẻ được đào tạo về mặt nghiệp vụ tốt hơn, có phương tiện để làm báo tốt hơn, nhanh nhạy hơn, kỹ năng tốt hơn thế hệ chúng tôi. Tuy nhiên, bản chất của nhà báo, đặc biệt là nhà báo chiến sĩ Báo Quân đội nhân dân thì không bao giờ được thay đổi. Tôi vẫn theo dõi và thấy Báo Quân đội nhân dân luôn phát huy được truyền thống đó, trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, chính trị, được cơ quan Đảng, Nhà nước, bạn đọc tin cậy. Tôi cũng mong những phóng viên trẻ luôn nghiên cứu để biết được bản chất của người nhà báo chiến sĩ, đồng thời phát huy được truyền thống của Báo.

BĐ
 
BĐ

Trong dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày Báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên (20-10-1950/20-10-1990), Đại tướng Lê Đức Anh đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: TƯ LIỆU

Đại tướng đã biểu dương chặng đường phấn đấu vẻ vang của các thế hệ cán bộ, phóng viên, công nhân viên, chiến sĩ làm Báo Quân đội nhân dân. Trong mỗi chiến công, mỗi bước trưởng thành của cách mạng và của quân đội, từ các tờ tiền thân: Tiếng súng reo, Quân giải phóng, Sao vàng, Vệ quốc quân, Quân du kích đến tên gọi vô cùng thân thiết Quân đội nhân dân. Báo đã góp phần cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước.

Đại tướng Lê Đức Anh nhấn mạnh: Toàn quân ta có quyền tự hào về tờ Báo Quân đội nhân dân của mình. Đội ngũ thế hệ cán bộ, phóng viên, công nhân viên, chiến sĩ của báo hôm nay có quyền tự hào về thế hệ của các đồng chí đi trước, về những phóng viên đã hy sinh anh dũng ngoài mặt trận.

“Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Báo Quân đội nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đã làm tốt và cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ trên mặt trận đấu tranh và xây dựng tư tưởng một cách khoa học và đầy thuyết phục; cần tuyên truyền, cổ vũ một cách sinh động quân và dân ta thực hiện hai nhiệm vụ, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”, Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định.

BĐ
Đại tướng Lê Đức Anh trong lần trao Giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng năm 1989 tại Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: TƯ LIỆU

 

BĐ
 
BĐ
Đại tướng Lê Đức Anh và phu nhân Võ Thị Lê cùng các con cháu.

Trong ký ức của Thiếu tướng Phan Khắc Hải thì khoảnh khắc được gặp Đại tướng Lê Đức Anh tại văn phòng của ông khi đó đã là Chủ tịch nước, mãi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người Tổng biên tập này.

Thiếu tướng Phan Khắc Hải nhớ lại: Sau khi hỏi thăm sức khỏe, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đưa cho tôi xem một bài báo và dặn: Báo chí là phải đúng thời cơ, phải có định hướng mỗi thời kỳ, để tạo ra dư luận cho người đọc. Hơn nữa, báo chí phải trung thực, nhanh nhạy, chính xác, phục vụ đối tượng đông đảo bạn đọc, đặc biệt phải có tính định hướng. Mỗi lần đưa tin, báo nên có một lời bình, đó là định hướng của báo đối với xã hội, bạn đọc, để người đọc biết được đâu là đúng, đâu là sai. Lời bình tuy ngắn nhưng tạo ra định hướng, tạo ra sự lành mạnh hóa trong xã hội. Đại tướng Lê Đức Anh khi ở trên cương vị Chủ tịch nước vẫn luôn rất quan tâm đến báo chí, đặc biệt là Báo Quân đội nhân dân.

Khi nói về Đại tướng Lê Đức Anh thì Đại tá, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng, nguyên Trưởng ban ảnh Báo Quân đội nhân dân cho rằng: Đại tướng thuyết phục tôi bằng sự tài giỏi, cái uy được thể hiện từ những hành động, cử chỉ nhỏ. Đặc biệt là nụ cười luôn tạo cảm giác thân thiết, gần gũi cho người đối diện. Phong thái của người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ đã mang đến cho tôi cảm giác trong mỗi lần được gặp vị tướng trận mạc luôn toả ra năng lượng uy tín không những trong quân đội mà cả khi ông làm Chủ tịch nước.

BĐ
Ảnh trái: Đại tướng Lê Đức Anh và người vợ đầu Phạm Thị Anh tại nhà riêng ở Bến Cát, Bình Dương, năm 2009. Ảnh Phải: Đại tướng Lê Đức Anh và con gái lớn Lê Xuân Hồng (Hồng chị) - Tiến sĩ tâm lý học và hai cháu ngoại là Tú và Tuấn ngày 2-5-1997.

“Đại tướng Lê Đức Anh là một người cương nghị, luôn nhìn thẳng, nói thật, đó là phẩm chất của một vị lãnh đạo gần dân”, Đại tá Trần Hồng khẳng định.

Khi còn là một phóng viên trẻ, được gặp Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng cho phép được nêu ý kiến của mình về việc phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thì Đại tá Trần Hồng cảm nhận được ở vị tướng này sự gần gũi, thân mật để cấp dưới có thể bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của mình trước một vấn đề.

Thời gian sau đó, Đại tá Trần Hồng tiếp tục được Đại tướng Lê Đức Anh trao “Giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng”. Mỗi lần được tiếp cận, trò chuyện với Đại tướng luôn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người nghệ sĩ nhiếp ảnh này.

BĐ
Ảnh: TƯ LIỆU. Đại tướng Lê Đức Anh kiểm tra các đơn vị. 

“Là một phóng viên ảnh nên tôi thường có thói quen nhìn thẳng vào người đối diện để quan sát diện mạo, từ đó tìm những thông điệp, tín hiệu, khoảnh khắc tốt nhất cho quá trình tác nghiệp. Những lần như thế, tôi thấy ở Đại tướng Lê Đức Anh toát lên khí chất, tinh thần của vị tướng nhân hậu. Dẫu rằng, tôi chưa có bức ảnh nào chụp chân dung Đại tướng Lê Đức Anh nhưng trong lòng tôi, những cử chỉ, lời nói, hành động của ông mãi khắc ghi trong trái tim và đó chính là “bức ảnh” đẹp nhất của người nghệ sĩ”, Đại tá Trần Hồng chia sẻ.

Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã để lại dấu ấn quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trong đó, có những tâm huyết, tình cảm của người đứng đầu Quân đội năm xưa dành cho Báo Quân đội nhân dân.

BĐ
Hình ảnh tư liệu về Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: TƯ LIỆU

 

HV

Nguồn tin: Báo Quân đội nhân dân điện tử:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,099
  • Tháng hiện tại43,956
  • Tổng lượt truy cập2,176,021
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây