Ngày 24-12: “Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết”.

Thứ năm - 23/12/2021 20:59 872 0
Ngày 24-12-1919, báo cáo của mật thám Pháp cho biết, Nguyễn Ái Quốc vẫn thường xuyên đến thư viện và đọc các tờ báo cánh tả như L’Humanité (Nhân Đạo) và “Le Libertaire” (Người Tự Do).

Ngày 24-12-1926, bài thứ 4 trong loạt bài chung nhan đề “Các sự biến ở Trung Quốc của đặc phái viên của chúng tôi” của Nguyễn Ái Quốc được gửi về trong nước tiếp tục phản ánh các biến cố chính trị của một quốc gia có mối quan hệ lịch sử lâu dài với Việt Nam.
 
BĐ
12 vạn quân Pháp bị bắt làm tù binh tại Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu 
Ngày 24-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thủ lĩnh các đảng phái khác cùng ký tên công nhận các thỏa thuận nhằm “độc lập trên hết, đoàn kết trên hết”, “đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc Tổng tuyển cử, Quốc hội và kháng chiến” và “đôi bên đều đình chỉ hết thảy những việc công kích nhau” (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, 2006, t. 3. tr. 107).
 
BĐ
Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu được công nhận tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, ngày 2-3-1946. Ảnh tư liệu 
Ngày 24-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi đồng bào nhân Ngày lễ Thiên Chúa Giáng sinh”, bày tỏ: “Gần 20 thế kỷ trước, một vị thánh nhân đã ra đời. Cả đời Ngài chỉ lo cứu thế độ dân, hy sinh cho tự do, bình đẳng. Trong lúc này, thực dân Pháp gây cuộc chiến tranh, chúng mong cướp nước ta lần nữa. Chúng làm trái hẳn với lòng bác ái của Đức Giêsu. Toàn thể đồng bào ta, không chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do. Nhân dịp này, tôi thay mặt Chính phủ và quốc dân trân trọng chúc phúc toàn thể đồng bào công giáo. Đồng thời tôi kính cẩn cầu Đức Thượng đế phù hộ dân tộc Việt Nam và giúp cho Việt Nam đi đến cuộc thắng lợi cuối cùng. Thượng đế và Tổ quốc muôn năm!” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 490, 488-489).
Cùng ngày, Bác cũng viết hai lá thư “gửi các tù binh Pháp” và “gửi các kiều dân Pháp” đều toát lên tinh thần: “Tôi mong một ngày rất gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cùng cộng tác trong vòng hòa bình và thân ái để mưu hạnh phúc chung cho hai dân tộc”, “Tôi biết không phải là lỗi tại các bạn, song cũng như chúng tôi, các bạn là nạn nhân của bọn thực dân phản động, chúng chỉ vì quyền lợi cá nhân ích kỷ mà gây ra chiến tranh xâm lược”… “Trong khi chờ đợi, chúng tôi không hề coi các bạn là tù nhân. Các bạn hãy yên tâm ở dưới sự che chở của chúng tôi cho đến hết chiến tranh. Khi đó các bạn sẽ được tự do” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 490, 488-489)...
 
BĐ
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội đại biểu những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình, tháng 3-1955. Ảnh tư liệu 
Nhân ngày Nôen năm 1947, trong thư gửi đồng bào theo Đạo Thiên Chúa, Bác viết: “Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do. Đức Chúa phù hộ chúng ta, chúng ta chắc sẽ thắng lợi” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 333).
 
BĐ
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1960. Ảnh tư liệu 
Ngày 24-12-1949, Bác viết thư gửi nhân dân Pháp khẳng định: “Các bạn thiết tha mong đợi hòa bình. Chúng tôi cũng muốn hòa bình. Vậy chúng ta hãy hợp sức lại... Thực dân phản động sẽ bị thất bại. Lúc đó hai dân tộc chúng ta sẽ có thể bắt tay nhau trong hòa bình và nhất trí” (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, 2006, t. 4, tr. 377).
 
BĐ
 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước, ngày 14-9-1946. Ảnh tư liệu
Tháng 12-1953, Bác gửi thư mừng lễ Noen tới đồng bào theo Đạo Thiên Chúa: “Phúc âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ Đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức như: Hy sinh vì nước vì dân, làm gương lao động, công bằng ruộng đất, tin thờ Chúa bằng tinh thần. Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần Phúc âm” ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 197).
 
HV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay4,099
  • Tháng hiện tại43,857
  • Tổng lượt truy cập2,175,922
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây