Bù Đốp: Năm 2024 phấn đấu mỗi xã 01 sản phẩm OCOP

Thứ tư - 24/04/2024 05:21 189 0
UBND huyện Bù Đốp vừa ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn huyện.
BĐ

Theo đánh giá tại kế hoạch, năm 2023, toàn huyện có 17 sản phẩm OCOP được công nhận hạng 3 sao trở lên. Trong đó, OCOP 4 sao: 04 sản phẩm, OCOP 3 sao: 13 sản phẩm, đạt 113% so với kế hoạch giai đoạn 2022-2025. Một trong những mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao là Công ty TNHH TM DV XNK Nông sản Bảo ngân mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP là nơi trưng bày các sản phẩm của chính công ty trực tiếp sản xuất và chế biến (yến sào, hạt điều rang muối) tạo thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đồng thời là nơi kết nối trưng bày các sản phẩm OCOP khác của huyện: Tiêu Hữu Cơ Ngọc Quế, Nấm Đông trùng hạ thảo, Cà phê đặc sản Bù Đốp  đưa sản phẩm OCOP quảng bá rộng rãi đến tay người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP của huyện ngày càng đa dạng về mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chủ thể đã quan tâm hơn về kiểm soát chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tham gia vào các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

Chiến lược phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại cần có sự tham gia tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế để đảm bảo phát triển các sản phẩm OCOP bền vững.

Kế thừa những thành quả đạt được, kế hoạch nhằm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) một cách đồng bộ từ cấp huyện đến cơ sở theo đúng chu trình thường niên gắn với phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, chuỗi liên kết từ sản xuất với sơ chế,  bảo quản, chế biến và thị trường, gắn với vùng nguyên liệu tập trung, kinh tế số, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm.

Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu ít nhất 01 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao, 04 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh; phấn đấu có 80% chủ thể OCOP là hợp tác xã, chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; 20% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị; Có ít nhất 70% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...) và Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu có sản phẩm OCOP.

Để đạt được mục tiêu trên, kế hoạch đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể: Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn triển khai về Chương trình; Nhận ý tưởng sản phẩm, đánh giá ý tưởng sản phẩm; Hỗ trợ phát triển sản phẩm; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình; Đánh giá, xếp loai; Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; Tăng cường quản lý, giám sát sản phẩm OCOP.

Kế hoạch giao Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan, hướng dẫn UBND các xã xây dựng, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo nội dung và mục tiêu. Phát triển các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, dược liệu, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm chủ lực có quy mô lớn theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, các mô hình trang trại du lịch - giáo dục trãi nghiệm gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP .

Đối với UBND các xã, thị trấn kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Chương trình OCOP trên địa bàn quản lý. Xây dựng kế hoạch và thực hiện rà soát, khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký và chuẩn bị hồ sơ các sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ lao động địa phương, nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ chủ thể duy trì, phát triển sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận. Đối với các sản phẩm OCOP hết hạn giấy chứng nhận tại địa phương, hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, và nâng cao chất lượng sản phẩm để hoàn thiện thủ tục đề nghị UBND tỉnh, huyện cấp đổi lại giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể OCOP và thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá thực trạng các sản phẩm OCOP của địa phương.
HV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây