Thực trạng công tác dân vận vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trên địa bàn huyện Bù Đốp

Thứ tư - 19/07/2023 22:39 625 0
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban ngành, đoàn thể của huyện đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng củng cố quốc phòng - an ninh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo và chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách dân tộc và các chính sách của huyện biên giới theo quy định; tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia
Bù Đốp là huyện miền núi của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 86,367 km, diện tích đất tự nhiên là 37.926 ha, dân số trên 60 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số hơn 10 nghìn người với chiếm tỷ lệ 18% tổng dân số của huyện, tín đồ các tôn giáo hơn 11 nghìn người, chiếm tỷ lệ 19% tổng dân số của huyện. Huyện có 01 thị trấn, 06 xã biên giới tiếp giáp với huyện Keosima và huyện Salnua thuộc Vương quốc Campuchia; tổng số thôn, ấp, khu phố là 52 đơn vị. Tính đến ngày 30/6/2023, toàn huyện còn 402 hộ nghèo (trong đó có 129 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chiếm tỷ lệ 32,09% tổng số hộ nghèo toàn huyện); có 6 vị già làng và 25 người có uy tín được UBND tỉnh công nhận; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điện và nước hợp vệ sinh để sử dụng là 97,77% và 98,8%.
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban ngành, đoàn thể của huyện đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng củng cố quốc phòng - an ninh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo và chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách dân tộc và các chính sách của huyện biên giới theo quy định; tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", xây dựng các mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; vì vậy, tình hình Nhân dân, kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định; các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động, sản xuất và tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, nhất là phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững”; công tác hữu nghị, ngoại giao với các địa phương tiếp giáp thuộc Vương quốc Campuchia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển được duy trì và đạt được những kết quả thiết thực.
Lễ ra mắt Mô hình điểm hỗ trợ nâng cao kiến thức bảo vệ an ninh biên giới
thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; ngày 21/10/2022, Ban Thường vụ Huyện ủy Bù Đốp đã ban hành Chỉ thị số 02-CT/HU, về “Tăng cường công tác dân vận, xây dựng vùng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển” trong tình hình mới; để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, thống nhất trong toàn Đảng bộ đối với việc triển khai thực hiện công tác dân vận vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của huyện phải cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện; thường xuyên quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò công tác dân vận trong tình hình mới; tập trung giải quyết dứt điểm những bức xúc, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; xử lý kịp thời và dứt điểm các vụ việc khiếu kiện trong Nhân dân; tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở khu vực biên giới tham gia bảo vệ, quản lý chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, xây dựng vùng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân giữa các thôn, ấp biên giới của Việt Nam với Campuchia. Đồng thời, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện thực hiện kịp thời các chính sách, pháp luật, chương trình, dự án về công tác dân tộc, bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện nghiêm công tác quản lý Nhà nước đối với công tác dân tộc - Tôn giáo.
Trong giai đoạn 2020-2023, đã tổ chức rà soát, hỗ trợ xây dựng 546 căn nhà tình nghĩa, nhà thương, nhà Đại đoàn kết, nhà Chốt dân quân biên giới... với tổng trị giá 53 tỷ 527 triệu đồng cho các đối tượng khó khăn về nhà ở; giải quyết việc làm cho 7.980 lao động, đạt 79,8% so với Nghị quyết nhiệm kỳ; đào tạo nghề cho 1.187 lao động đạt 79,13% so với Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025. Hằng năm, thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết về giảm từ 1 đến 1,3% hộ nghèo; hơn 92% các đối tượng khó khăn, hộ trực tiếp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đạt 100% chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (trong đó, đã cấp 4.762 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài ra, trong đợt cao điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19, đã hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết 68/NQ-CP được 7.173 người, trị giá trên 09 tỷ 800 triệu đồng; thực hiện giảm nghèo cho 60 hộ nghèo dân tộc thiểu số với tổng số vốn là 07 tỷ 822 triệu 500 ngàn đồng; hỗ trợ cho 141 học sinh người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh với số tiền là 127 triệu đồng; thực hiện Dự án 4 của Chương trình 135 với tổng số vốn đầu tư là 01 tỷ 933 triệu đồng; phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức đối thoại với 25 hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số liên quan đến việc xây dựng trại chăn nuôi heo tập trung.
Khu dân cư biên giới (Tổ 10, ấp 3, xã Thanh Hòa) được chọn làm điểm tham quan
là mô hình điểm về công tác Quốc phòng địa phương, Dân quân tự vệ
Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, lực lượng vũ trang và các đồn biên phòng đứng chân trên địa bàn quan tâm thực hiện thường xuyên “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; triển khai cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, đối ngoại nhân dân khu vực biên giới; tăng cường vận động, tuyên truyền, động viên Nhân dân khu vực biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan nắm chắc tình hình Nhân dân, tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó đã vận động lắp đặt được hàng chục công trình “Thắp sáng đường quê”, “Ánh sáng biên cương”, câu lạc bộ "Điểm sáng biên giới", xây dựng “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, các mô hình tự quản: "Tổ bảo vệ tự quản về an ninh trật tự", "Khu dân cư không có tội phạm ẩn náu, hoạt động", "Tổ an ninh nhân dân", “xóm đạo bình yên”, “tiếng kẻng an ninh”; có hơn 8.000 hộ gia đình đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng được 379 tổ an ninh nhân dân, 62 tổ tự quản, 23 tổ hòa giải, 6 câu lạc bộ “Điểm sáng biên giới”; duy trì tốt mối quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân giữa các thôn, ấp của huyện với các phum, ấp tiếp giáp bên phía Campuchia, ký kết thỏa thuận giữ gìn hòa bình, ổn định biên giới chung, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, bảo vệ đường biên - cột mốc; kịp thời hòa tổ chức hòa giải các vụ việc phát sinh trong Nhân dân, giúp người dân lao động sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các chính sách an sinh xã hội… (cụ thể Trung đoàn 717 đã vận động Bệnh viện Quân đoàn 4, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh xã Trung đoàn khám chữa bệnh cho hơn 1.000 người dân, trong đó có 200 người dân Campuchia và tặng hơn 600 phần quà cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới; phối hợp với các ban ngành của huyện và các xã, thị trấn triển khai kế hoạch hỗ trợ đợt 1 cho 37 em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn thụ hưởng dự án “cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường” năm học 2022-2023, với tổng kinh phí nuôi dưỡng là 220 triệu đồng); hiện nay, huyện Bù Đốp đã triển khai được 05 điểm dân cư liền kề Đồn Biên phòng và Chốt dân quân biên giới, xây dựng được 96 căn nhà cho 96 hộ dân với 317 nhân khẩu, tổng diện tích là 12ha, kinh phí xây dựng trên 28 tỷ đồng do Quân khu 7, UBND tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, UBND huyện, các tổ chức trong và ngoài huyện hỗ trợ.
Hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp giữa Công an huyện với UBMTTQ
Việt Nam huyện về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTT trong tình hình mới”
Nhìn chung, công tác dân vận khu vực biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bù Đốp luôn được quan tâm triển khai thực hiện chặt chẽ đúng quy định, gần gũi, thấu hiểu Nhân dân, kịp thời triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân khu vực biên giới.

Tác giả: Trung Hiếu - VPHU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây