Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Chủ nhật - 17/03/2024 04:19 263 0
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (với các bí danh: Sao Đỏ, Hai Năm, Triệu Vân…) là người chiến sĩ tiên phong, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam, là người cộng sản kiên cường, bất khuất, là tâm gương đạo đức cách mạng sáng ngời, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương trong sáng, luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng, phụng sự nhân dân, được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng vì những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạnh của Đảng, dân tộc.
BĐ
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2/4/1904. Mất 20/7/1979
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2/4/1904 tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Lớn lên, Nguyễn Lương Bằng làm nhiều nghề để kiếm sống như: nghề may, phụ bếp, công nhân tàu biển…; đến năm 1925 được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và theo học lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội). 

Sau lớp huấn luyện chính trị, Nguyễn Lương Bằng xin về nước hoạt động. Nhiệm vụ chính của Nguyễn Lương Bằng lúc này là tổ chức đường giao thông Hải Phòng-Hương Cảng (Hồng Công) để đưa thanh niên trong nước ra nước ngoài học tập và chuyển tài liệu, sách báo từ nước ngoài vào trong nước.

Về nước, Nguyễn Lương Bằng hoạt động tại Hải Phòng. Một thời gian sau, ông xuống tàu Sông Bô làm việc, trên tàu này, ông đã chuyển nhiều sách, báo, tài liệu cách mạng về nước. Giữa năm 1929, Tổng bộ Thanh niên điều động Nguyễn Lương Bằng sang Hương Cảng, giao cho ông công tác liên lạc giữa Hương Cảng và Quảng Châu. Tại Hương Cảng, vào cuối năm 1929, Nguyễn Lương Bằng được kết nạp vào một chi bộ của An Nam Cộng sản Đảng, lúc ấy hoạt động tại Hương Cảng; cuối năm 1929, được tổ chức phân công đến công tác tại Thượng Hải, làm hầu bàn tại một cửa hàng ăn uống và hoạt động bí mật tại đây.

Năm 1931, Đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại Thượng Hái, áp giải về nước; lần lượt bị giam tại bốt Catina (Sài Gòn), nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), nhà lao Hải Dương. Sau khi bị tòa án thực dân tại Hải Dương kết án phát lưu chung thân. Đồng chí lần lượt bị giam tại nhà lao Hải Dương, nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Tháng 12/1932. Đồng chí vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Cuối năm 1933, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai và bị tòa án thực dân ở Bắc Giang kết án khổ sai chung thân. Tháng 5/1935, Đồng chí bị đày lên nhà tù Sơn La. Tháng 8/1943, cùng một số cán bộ của Đảng vượt ngục thành công và trở về tiếp tục hoạt động cách mạng: Đồng chí được Thường vụ Trung ương Đang giao phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận. Tháng 8/1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, Tuyên Quang (ngày 14 - 15/8), Đồng chí được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (ngày 16 - 17/8) đã bầu Đồng chí vào Ban Thường trực Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám. Đồng chí liên tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giừ các chức vụ: Trưởng ban Kinh tế - Tài chính Trung ương sau đổi thành Ban Tài chính Trung ương (1947 - 1951): Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951 - 1952): Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô (1952 - 1956): Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (1956 - 1960): Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng (1960 - 1969): Phó Chủ tịch nước (1969 - 1979).
BĐ
Hàng đầu từ trái sang: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tướng Phạm Kiệt và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu
Ngày 20/7/1979, do tuổi cao sức yếu, đồng chí Nguyền Lương Bằng từ trần, hưởng thọ 75 tuôi.

Với 75 tuôi đời, hơn nửa thế kỷ phấn đấu hoạt động cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một tấm gương sáng về một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một lãnh đạo tiền bối tiêu biểu hết lòng vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Đồng chí được Đang. Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng vì những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng rất chú trọng đến xây dựng Đảng, đặc biệt là dựa vào quần chúng để xây dựng Đảng, xem đó là phương châm công tác của mình. Đồng chí cho rằng, nếu không dựa vào quần chúng để xây dựng Đảng, Đảng sẽ dẫn đến tình trạng “lỏng chân đứng”. Vì vậy, đồng chí ra sức tổ chức, xây dựng các tổ chức, đoàn thể quần chúng, lấy đó làm bàn đạp để xây dựng Đảng. Quan điểm của đồng chí là các tổ chức, đoàn thể quần chúng lớn mạnh, phát triển rộng rãi, thì Đảng cũng sẽ lớn mạnh, phát triển rộng rãi. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đồng thời, cũng là sự nghiệp của Đảng, khi kết hợp hai yếu tố đó sẽ tạo nên sức mạnh của Đảng.

Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí Nguyễn Lương Bằng thể hiện ở phẩm chất một nhà cách mạng bản lĩnh, liêm khiết, lăn lộn với phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam, thực sự là tấm gương sáng của chiến sĩ cộng sản bản lĩnh, kiên cường, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng phụng sự đất nước, chăm lo hạnh phúc của nhân dân.

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyền Lương Bằng là dịp để chúng ta tri ân và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, đó là không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, phát huy vai trò tiên phong của mọi cán bộ, đảng viên, sẵn sàng vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hiểm nguy, nỗ lực học tập, rèn luyện, nêu cao tinh thần bảo vệ Đảng, bão vệ khối đoàn kết, thống nhất trong Đang, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong xây dựng và bảo vệ vừng chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghía./.

(Bài viết theo đề cương kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn)
HV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây