Kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết về công tác Dân số trong tình hình mới (Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI)

Thứ ba - 16/08/2022 03:29 1.007 0
Bù Đốp là huyện miền núi, biên giới của Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên 37.926 Km2, dân số tính đến tháng 8/2022 có 58.928 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 10.360 người, chiếm 17.58% tổng dân số; nam giới có 29.997, chiếm 51%; nữ giới 28.931, chiếm 49%; trẻ em 15.281 trẻ em, chiếm 25,93%, số người trong độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi là 38.015 người, chiếm  65% dân số toàn huyện.

Đoàn giám sát 59 của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy làm việc tại huyện Bù Đốp
về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW

Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW về công tác Dân số trong tình hình mới, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác DS-KHHGĐ huyện đã đạt được một số kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân và sức khỏe sinh sản (SKSS) từng bước được cải thiện và nâng cao; hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ngày càng được hoàn thiện, duy trì hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ phát triển rộng khắp, đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ: làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh; KHHGĐ; dự phòng và điều trị các bệnh liên quan đến sinh sản, lây qua đường tình dục; chăm sóc SKSS vị thành niên; phòng tránh và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản; kỹ năng tư vấn và tuyên truyền ngày càng được nâng cao; kinh phí dành cho công tác dân số do ngân sách địa phương cơ bản đảm bảo; đây là nỗ lực lớn của các địa phương, nhất là trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch bệnh COVID -19 (cuối năm 2020 đến 3 tháng đầu năm 2022). Tỷ suất sinh trung bình của huyện là 2.1 con/phụ nữ, đã cơ bản duy trì và đạt được mục tiêu đề ra (mục tiêu đến năm 2030, tỷ suất sinh ở mức 2.07 con/01phụ nữ). Chỉ tiêu cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được quan tâm thực hiện hiệu quả, nâng cao chất lượng, các công tác sàng lọc trước và sau sinh, khám sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ trước khi kết hôn, giảm số cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tăng các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại hiện nay đạt 67,57%; trên 78% phụ nữ mang thai được tầm soát trước sinh và 45% trẻ sơ sinh được tầm soát bệnh, tật sau sinh. Bên cạnh đó, hằng năm công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu DS-KHHGĐ được triển khai thực hiện chặt chẽ; trong đó, luôn chú trọng tuyên truyền, quán triệt, giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng Nhân dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ gắn với xử lý kỷ luật các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Đ/c Phạm Văn Tình – UVBTV Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy,
thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy báo cáo kết quả triển khai thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW trên địa bàn huyện Bù Đốp
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện nghị quyết thì còn gặp những khó khăn, hạn chế và những vấn đề cần đặc biệt quan lưu tâm như: (1) tỷ số giới tính khi sinh nhiều biến động, khó kiểm soát, có thời điểm tỷ số này rất cao dẫn đến mất cân bằng giới tính giữa Nam và Nữ (118 nam/100 nữ).  Việc thực tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn chưa được tự giác hưởng ứng tham gia tích cực từ các hộ gia đình và các cặp đôi sắp kết hôn. Biện pháp tránh thai tập trung chủ yếu vào các biện pháp phi lâm sàng (thuốc uống, thuốc tiêm, bao cao su). Vẫn còn tình trạng sinh con không có kế hoạch và chất lượng tự chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa cao, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh phí dành cho các hoạt động ở cơ sở, chi phí thù lao của cán bộ Dân số và Cộng tác viên thôn, ấp thấp, chưa đáp ứng chi phí khi tham gia quản lý địa bàn, báo cáo thống kê, tuyên truyền vận động vv… đã tác động rất lớn đến kết quả, chất lượng triển khai thực hiện nghị quyết.
Trước những hạn chế nêu trên, Đảng bộ huyện Bù Đốp đã xác định 07 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn đảng bộ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, cụ thủ như sau:
            1. Yêu cầu từng cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong huyện cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với công tác DS-KHHGĐ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu Dân số và phát triển một cách bền vững, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng trong tình hình mới.
          2. Tăng cường sự phối hợp và phát huy vai trò tham gia giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện, đặc biệt những cơ quan, ban ngành, cơ quan có liên hệ trực tiếp đến công tác DS-KHHGĐ.
          3. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cộng tác viên thực hiện công tác dân số ở cơ sở hoạt động hiệu quả. Củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là đội ngũ tuyến cơ sở, đội ngũ cộng tác viên, cán bộ làm công tác Dân số cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Cần quan tâm hơn nữa nữa đối với thực hiện tốt hơn cơ chế, chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chât đối với đội ngũ này.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền phù hợp với tình hình địa phương; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, cung cấp tài liệu, pano, áp phích, tờ rơi… cho tuyến cơ sở nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền được sinh động, phong phú hơn, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là nhóm đối tượng khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về DS-KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
          5. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số và SKSS. Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ: làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh; KHHGĐ; dự phòng nạo phá thai và quản lý các biến chứng; dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục; chăm sóc SKSS vị thành niên; vô sinh; chăm sóc SKSS người cao tuổi; ung thư đường sinh sản. nâng cao kỹ thuật tư vấn và giáo dục sức khỏe cộng đồng; bình đẳng giới; phòng tránh và phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, ung thư đường sinh sản; chăm sóc bà mẹ; chăm sóc trẻ sơ sinh
          6. Tập trung thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chương trình nhằm nâng cao chất lượng Dân số như: tư vấn tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc và chẩn đoán sơ sinh, công tác chăm sóc người cao tuổi,….
          7. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và phổ biến kiến thức cần thiết cho đội ngũ cộng tác viên cơ sở, nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin, số liệu… giúp đội ngũ làm công tác dân số hoạt động hiệu quả.
 

Nguồn tin: Nguyễn Trung Hiếu - VPHU:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây