Sau 17 năm được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Đảng bộ, Chính quyền huyện Bù Đốp đã phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với trên 7.586 hộ nghèo, hộ khó khăn được tiếp cận nguồn vốn. Nhiều hộ nghèo đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.
Từ một huyện có 2.834 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 26,75% (năm 2005), đến nay (2020) chỉ còn 444 hộ nghèo và 523 hộ cận nghèo. Bên cạnh việc huy động mọi nguồn lực hỗ chợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, thì nguồn vốn tiến dụng từ Ngâng hàng Chính sách xã hội được ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, qua các tổ vay vốn từ cơ sở… đã và đang phát huy tốt vai trò là cầu nỗi giữa Nhà nước và Nhân dân. Hiện nay nơi biên giới Bù Đốp đã có nhiều hộ nghèo, khó khăn dần ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.Hộ anh Phạm Văn Nhỏ ở thôn 4 xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp là một trong những hộ vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Theo lời kể của anh Phạm Văn Nhỏ, sinh năm 1974. Năm 1994 anh lập gia đình, kinh tế gặp nhiều khó khăn chỉ với 6.000 m2 đất rẫy, không có vốn đầu tư, chuyển hướng phát triển kinh tế. Năm 2015 gia đình anh được chính quyền địa phương tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền 30 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh và 12 triệu đồng vốn Nước sạch vệ sinh môi trường, từ nguồn vốn vay này, đến nay gia đình anh đã có trên 100 cây sầu riêng đang cho thu hoạch năm thứ 3, hơn 5000 con gà lấy thịt, 04 con bò sinh sản, thu nhập bình quân mỗi năm 200 triệu đồng.Mô hình 5000 con gà thịt của gia đình anh Phạm Văn Nhỏ.
Bên cạnh gia đình anh Nhỏ, gia đình chị Bùi Thị Mai, sinh năm 1985, thôn 4 xã Thiện Hưng, cũng vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Từ tỉnh Hà Tây vào Bù Đốp lập nghiệp từ năm 2005, chẳng may chồng bị tai nạn lao động và qua đời cách đây hơn 5 năm. Năm 2014 được sự quan tâm của chính quyền địa phương gia đình chị được tiếp cận nguồn vốn hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng và nguồn vốn tích góp của gia đình, chị mạnh dạng đầu tư vào chăn nuôi dê sinh sản. Hiện nay gia đình chị có 30 con dê sinh sản và 01 ha cao su đang thu hoạch, hàng năm nguồn thu hoạch cho gia đình gần 100 triệu đồng để trang trải chi phí gia đình và nuôi cho con anh ăn học.Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của gia đình chị Bùi Thị Mai mang lại thu nhập cho gia đình.
Theo ông Trần Chí Công, Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp: Thông qua việc ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách ở các tổ chức Hội đoàn thể hầu hết các hộ nghèo trên địa bàn xã Thiện Hưng đã tiếp cận được nguồn vốn vay. Hiện nay tổng dư nợ trên địa bàn xã 48 tỷ đồng với hơn 1.248 hộ vay. Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm, hiện chỉ còn 33 hộ (chiếm 1%) góp phần nâng cao các tiêu chí về nông thôn mới.Để tiếp tục đưa nguồn vốn vay rộng rãi đến các hộ nghèo, hộ khó khăn. Anh Nguyễn Ngọc Điệp – giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho biết: Ngân hàng sẽ tập trung huy động các nguồn lực, nguồn vốn từ Trung ương và địa phương để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhận ủy thác qua các Tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn, các điểm giao dịch xã. Đặc biệt Ngân hàng lồng ghép nguồn vốn tín dụng chính sách với các nguồn vốn khác nhằm đưa đến nguồn vốn vay tốt nhất cho người nghèo.Qua 17 năm, đi vào hoạt động, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đạt trên 263 tỷ đồng với hơn 7.586 hộ được tiếp cận nguồn vốn. Qua đó cho thấy, quỹ tín dụng thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã và đang góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo cũng như việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. HV