Hộ anh Vy Văn Quân, sinh năm 1976 - Dân tộc Tày thuộc ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp là một ví dụ. Sinh ra và lớn lên tại Cao Bằng vào Bù Đốp lập nghiệp với hai bàn tay trắng, hàng ngày gia đình anh đi làm thuê khiếm sống, kinh tế gia đình gặp không ít khó khăn. Từ khi gia đình anh được chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ, năm 2016 gia đình anh Quân được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay với số tiền 50 triệu đồng; gia đình anh chị đã mạnh dạn mua trâu phát triển kinh tế gia đình. Nhờ chăm chỉ, cần cù chịu khó học hỏi, hiện tại gia đình anh có 07 con trâu đang sinh sản và đàn dê gần 15 con và trồng được 05 ha điều, mang thu nhập cho gia đình hàng năm trên 200 triệu đồng, gia đình ổn định cuộc sống lo cho 03 người con ăn học vươn lên thoát nghèo bền vững… Vợ chồng anh Vy Văn Quân, ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp xem đành trâu từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách Còn hộ gia đình Liêu Văn Kỳ, sinh năm 1961 – dân tộc Tày tại ấp 5, xã Thanh Hòa; Những năm đầu gia đình từ Cao Bằng vào Bù Đốp lập nghiệp mà cái nghèo cứ đeo bám gia đình không sao vươn lên được. Năm 2006 được sự quan tâm của chính quyền địa phương gia đình chị được tiếp cận nguồn vốn hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội 45 triệu đồng và nguồn vốn tích góp của gia đình, gia đình, anh chị đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi trâu sinh sản. Hiện nay gia đình anh đã thoát nghèo bền vững, kinh tế vững chắc có 05 con trâu sinh sản và 2,8 ha điều đang thu hoạch, hàng năm nguồn thu hoạch cho gia đình gần 100 triệu đồng để trang trải chi phí gia đình và nuôi cho con anh ăn học, hiện tại con anh Kỳ cũng đã trưởng thành đang làm cán bộ chiến sĩ quân đội công tác tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của hộ Liêu Văn Kỳ, ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Mật trận ấp 5 xã Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn cho biết: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp nói riêng đã tạo cho bà con trong toàn huyện được tiếp cập nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi. Đây là đòn bẫy để đầu tư trong sản suất vươn lên thoát nghèo. Những hộ được tiếp cận nguồn vốn điều làm ăn có hiệu quả, hàng tháng chấp hành nộp lãi, gửi tiền tiết kiệm tự có của gia đình để tích lũy trả nợ khi đến hạn.
Theo đánh giá của Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp: Để tạo đoàn bẩy, tiếp sức cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện có “Cần câu cá” vươn lên thoát nghèo bền vững; phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đã và đang thực hiện có hiệu quả 13 chương trình tín dụng vay ưu đãi, đến nay nguồn vốn dư nợ trên 260 tỷ đồng, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng được nhà cửa kiên cố, sạch, đẹp, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản suất, tạo điều kiện cho con, em đến trường…theo đó mà tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hàng năm đều giảm.
Để các hộ nghèo nói chung và các hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số nói riêng tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; tiếp tục chỉ đạo gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách xã hội với mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các tổ chức chính trị xã hội cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc cũng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tập trung tại địa bàn các xã khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, thực sự là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân góp phần trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Đài TT-TH huyện Bù Đốp