Lời Bác dạy ngày này năm xưa: Ngày 14/11

Thứ bảy - 13/11/2021 19:49 603 0
"Kiến thiết thì phải có nhân tài”. 
Ngày 14/11/1942, tại nhà ngục Nam Ninh (Trung Quốc), Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ chữ Hán có nhan đề: “Việt hữu tao động” (Việt Nam có bạo động) gửi gắm ý chí của một nhà cách mạng đang bị hãm trong tù. Bản dịch của Nam Trân:
“Thà chết chẳng cam nô lệ mãi,
Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền;
Xót mình giam hãm trong tù ngục,
Chưa được xông ra giữa trận tiền” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 359).

Ngày 14/11/1945, Báo Cứu Quốc đăng bài “Nhân tài và Kiến quốc” ký tên Hồ Chí Minh với lời kêu gọi: “Sau 80 năm bị bọn Pháp thực dân giày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao. Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc... Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều... Vậy chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 4, t. 99).
BĐ
Bài viết “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Cứu quốc ra ngày 14-11-1945. Ảnh tư liệu
Ngày 14/11/1950, Bác gửi công điện cho đồng bào Sơn Hà (Quảng Ngãi) sau vụ biến loạn ở địa phương có một phần nguyên nhân do cán bộ làm sai. Bác khuyên đồng bào “mau mau tỉnh ngộ, trở về yên phận làm ăn, chớ nghe lời giặc lừa phỉnh” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 117, 118). và “rất mong đồng bào nghe lời thân ái đoàn kết của tôi, mau mau quay về với Chính phủ... Nếu cán bộ địa phương có điều gì sai lầm, nếu đồng bào có việc gì oan ức, thì đồng bào phái đại biểu đến trình bày với tôi và Chính phủ… Tôi bảo đảm rằng tôi và Chính phủ sẽ trừng trị những cán bộ có lỗi, và sẽ làm cho đồng bào khỏi oan ức” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 117, 118). Còn trong một bức điện mật gửi chính quyền và các đoàn thể Nam Trung bộ, Bác chỉ thị: “Phải dùng phê bình và tự phê bình, từ trên xuống, từ dưới lên, kiên quyết sửa chữa cho kỳ sạch” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 117, 118).

Ngày 14 và 15/11/1965, Báo Nhân Dân đăng bài viết “Nhân dân và dư luận Nhật Bản nhiệt liệt ủng hộ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta”. Sau khi trích giới thiệu nhiều bài báo ở Nhật Bản lên tiếng tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và bày tỏ sự ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Bác viết: “Tôi xin phép thay mặt đồng bào ta cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và dư luận nước Nhật Bản đối với cuộc chống Mỹ, cứu nước của chúng ta... Nhân dân ta từ Nam đến Bắc đoàn kết một lòng, kiên quyết chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta lại được nhân dân và dư luận thế giới - trong đó có nhân dân và dư luận Nhật Bản nhiệt liệt ủng hộ và đồng tình... Cho nên giặc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân ta nhất định sẽ thắng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 540).

Ngày 14/11/1966, dự họp Bộ Chính trị thảo luận một số vấn đề quân sự và ngoại giao, Bác lưu ý: “Khi tuyên bố công khai về chủ trương vừa đánh vừa đàm, phải chú ý đến quan hệ của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, 2008, t. 9, tr. 483).
 
BĐ
Bác Hồ cùng các đồng chí Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp tại chiến khu Việt Bắc năm 1947. Ảnh tư liệu
Ngày 14/11/1968, Bác tiếp Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trước khi lên đường sang Pari dự cuộc đàm phán với Mỹ về việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
HV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website như thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay5,946
  • Tháng hiện tại118,250
  • Tổng lượt truy cập1,632,451
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây