Chủ tịch nước: Không nên kéo dài, lùi cải cách tiền lương quá lâu

Thứ năm - 21/10/2021 07:21 346 0
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 21-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không nên để kéo dài, lùi thời hạn cải cách quá lâu mà cần tính toán để tiếp tục cải cách tiền lương, từ đó động viên đời sống, giải quyết nhu cầu của người dân….

Tính toán để tiếp tục cải cách tiền lương

Phát biểu thảo luận tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tình hình phòng, chống dịch Covid-19; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước ngày 21-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý đến vấn đề cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, do tác động của dịch bệnh nên nhiều tỉnh thiếu nguồn lực. Đặc biệt, người dân cũng đang khó khăn, thiếu việc làm rất lớn nên nếu nâng lương công chức, viên chức thì sẽ không có ý nghĩa về mặt chính trị. 

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cho rằng, cần nâng lương một bước cho những người về hưu trước năm 1995 và cần có nguồn lực để thực hiện cải cách này. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cho rằng không nên để kéo dài, lùi thời hạn cải cách quá lâu mà cần tính toán để tiếp tục cải cách tiền lương để từ đó động viên đời sống, giải quyết nhu cầu của người dân. Nhấn mạnh cải cách tiền lương phải trên cơ sở có nguồn thu, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ cần xem xét, lập phương án sao cho hợp lý.

Góp ý về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thời gian qua, Chủ tịch nước thường xuyên trao đổi, gặp gỡ Thủ tướng, phối hợp tốt để tìm ra các giải pháp phòng dịch, vì nhân dân, phục vụ tốt cho nhân dân. Nhìn chung, có được kết quả này là nhờ sự thống nhất lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhất là đội ngũ y tế xông pha tuyến đầu.

Chủ tịch nước: Không nên kéo dài, lùi cải cách tiền lương quá lâu
 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Trọng Hải 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, đối với các bệnh truyền nhiễm vẫn không được chủ quan, không được đơn giản hóa, cần tiếp tục thực hiện tốt 5K và tiêm chủng vắc xin toàn dân; đồng thời tiếp tục đề cao cảnh giác, có biện pháp kiên quyết, kịp thời và rốt ráo hơn nữa.

Theo Chủ tịch nước, đất nước không thể đóng cửa mãi, cần phải mở cửa để phục hồi kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, Quốc hội và Chính phủ cùng chung sức đồng lòng, nhất là đội ngũ y tế. Chủ tịch nước cũng ghi nhận sự cố gắng nỗ lực, hy sinh của tuyến đầu chống dịch.

Nhiều doanh nghiệp hiện đã nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất thuốc điều trị Covid-19

Đề cập đến phương pháp phòng, chống dịch trong 2 năm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (Đoàn Vĩnh Long) nhận định, dịch Covid-19 là “cuộc chiến” chưa có trong tiền lệ, các nước vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa học hỏi, kế thừa bài học thành công qua các đợt dịch. Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc, toàn diện đến đời sống cũng như sinh mạng và sức khỏe của người dân. Đặc biệt, diễn biến dịch lần thứ 4 phức tạp nhất do biến thể Delta và gây ra tác động mạnh ở tất cả các quốc gia. 

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến thời điểm hiện nay, các địa phương cơ bản đã kiểm soát tốt dịch, con số tử vong giảm rõ rệt. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã chỉ ra một số bài học kinh nghiệm quý trong thời gian phòng, chống dịch vừa qua đạt được kết quả là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự đóng góp của người dân, các doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế. Dưới sự lãnh đạo ngoại giao của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã có nhiều đóng góp vào thành công trong chiến lược ngoại giao vắc xin….

Chủ tịch nước: Không nên kéo dài, lùi cải cách tiền lương quá lâu
 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu thảo luận. Ảnh: VPQH

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, chúng ta đã thực hiện Chiến dịch tiêm chủng quy mô rất lớn trên toàn quốc. Tính đến nay đã tiêm gần 70 triệu mũi tiêm cho người dân, có ngày đạt 2 triệu mũi tiêm 1 ngày. Trạm y tế lưu động, tiêm lưu động vẫn tiếp tục triển khai nhanh nhất và hướng tới tiêm chủng cho trẻ em, đặc biệt hướng đến ưu tiên cho các khu vực trọng điểm như Đồng Nai, Bình Dương…

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, năm 2022 sẽ mở dần đối tượng tiêm từ 12-17 tuổi, và có kế hoạch tiêm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, từng bước chủ động vắc xin trong nước; điều trị có kiểm soát bệnh nhân Covid-19 bước đầu có kết quả tốt. Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Nghị quyết số 30/2021/QH15 được ban hành đã giúp cho Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành liên quan có thể chủ động nhập thuốc điều trị để bảo đảm nguồn cung, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất thuốc điều trị Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chuyển sang chiến lược sống chung an toàn với dịch bệnh, và Việt Nam cũng chuyển hướng chống dịch Covid-19 sang thích ứng linh hoạt, an toàn và hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, muốn chuyển hướng chống dịch sang thích ứng linh hoạt, an toàn thì phải bảo đảm tỉ lệ bao phủ vắc xin trên 90%, nếu không bảo đảm được thì phải nâng cấp độ. Cùng với đó, từ tháng 11 tới cần bao phủ cho người trên 50 tuổi vì độ tuổi này có nhiều ca mắc. Chỉ số mức độ lây nhiễm và Chỉ số đáp ứng của hệ thống y tế cũng phải được bảo đảm như trang thiết bị y tế, thuốc điều trị, giường bệnh cấp cứu…

HV (Theo nguồn tin từ Quân đội Nhân dân)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website như thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,397
  • Tháng hiện tại43,974
  • Tổng lượt truy cập1,711,963
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây