Thực hiện tốt Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị đã góp phần bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Thứ bảy - 13/05/2023 23:356290
Huyện Bù Đốp có lịch sử hình hành và phát triển lâu đời, là nơi hội tụ cư dân nhiều vùng miền trong cả nước về sinh sống (toàn huyện hiện có 25 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 18% tổng dân số) vơi sự đa dạng về thành phần dân tộc đã tạo cho huyện Bù Đốp có được sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc; vì vậy, nhiệm vụ về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới luôn được Huyện ủy, UBND huyện chú trọng thực hiện nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị của văn học, nghệ thuật thông qua các hoạt động của lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, giáo dục, rèn luyện; trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc các sản phẩm tinh hoa văn hóa, văn học, nghệ thuật, góp phần phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, để tuyên truyền, vận động, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam, đấu tranh trước các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.... Thông qua công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm, huyện Bù Đốp đã triển khai đồng thời nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo Quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị với phát triển văn hóa nói chung, trong đó có văn học, nghệ thuật; quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế, môi trường văn hóa, các hình thức hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển phong trào văn hóa - nghệ thuật quần chúng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp Nhân dân trong huyện.Ngay sau khi Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” được ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Bù Đốp đã ban hành kế hoạch số 46-KH/HU, ngày 14/11/2008 của Ban Thường vụ Huyện ủy “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” với những nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm vừa phù hợp với sự đa dạng về thành phần dân tộc của huyện vừa đảm bảo góp phần vào thắng lợi của Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X).Đảng bộ huyện đã xác định nhiều chủ trương, giải pháp vận dụng những mặt tích cực của môi trường văn hoá, xã hội, quá trình hội nhập quốc tế về văn hoá, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng con người Bù Đốp có tinh thần yêu nước, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có kiến thức, có trách nhiệm, quan tâm nâng cao trình độ dân trí cho người dân, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ sống có kỹ năng, hoài bão; chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với toàn thể đảng viên và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện đang công tác và hoạt động trên lĩnh vực văn hoá; ưu tiên đầu tư phát triển công tác giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa - văn nghệ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện... góp phần hạn chế những ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường, trên không gian mạng... Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW đến nay, các loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy như: Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào S’Tiêng; tết Chol Chnăm Thmây và múa Lâm thôn của đồng bào Khmer; múa cồng chiêng của đồng bào S’Tiêng, đàn ca tài tử của vùng Đông Nam bộ; đàn tính, hát then của đồng bào phía Bắc; hát chèo, dân ca của vùng đồng bằng Bắc bộ tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc và làm phong phú thêm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư tại địa phương công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Các thiết chế văn hóa được quản lý và đầu tư xây dựng phục vụ phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ (01 Nhà thi đấu đa năng đưa vào sử dụng năm 2010; 01 Nhà thiếu nhi được đưa vào sử dụng năm 2012; 01 Nhà Văn hóa cấp xã tọa lạc tại xã Thiện Hưng); 52/52 thôn, ấp, khu phố đều cóNhà Văn hóa đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động chính trị, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của Nhân dân); về nhân lực phục vụ các hoạt động văn hóa huyện có 12 cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ, 7/7 xã, thị trấn có cán bộ kiêm nhiệm về công tác văn hóa xã. Bên cạnh đó công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng được quan tâm tổ chức để phục vụ công chúng, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân; đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động văn nghệ của huyện luôn được Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh đánh giá xếp loại nằm trong top 2, 3 trên 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Song song với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đang sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn huyện; huyện Bù Đốp còn chú trọng thực hiện công tác giao lưu thông tin đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ nhằm tiếp tục triển khai tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người, những giá trị lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, nhất là những kết quả của huyện đã đạt được trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền công trình lưu niệm và các chuyến thăm lại hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia HunSen tại Bình Phước; đây là điểm nhấn lịch sử thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ của Việt Nam - Campuchia. Công tác chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và công tác đấu tranh chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, lai căng; đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật được thực hiện Nghị quyết của Đảng, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, nâng cao hiệu lực quản lý các hoạt động văn hóa qua việc chỉ đạo thành lập, kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội; tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động văn hóa và kinh doanh các sản phẩm văn hóa. Theo đó, 15 năm qua, các cơ quan chuyên môn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cùng với Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội huyện và UBND các xã, thị trấn đã tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh lĩnh vực văn hóa, dịch vụ kinh doanh, quảng cáo băng đĩa, xuất bản phẩm văn hóa thu giữ và tiêu hủy trên 15 nghìn băng đĩa VCD, DVD và các ấn phẩm văn hóa phát hành in ấn, sao chép lậu không có nguồn gốc và có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và giá trị đạo đức người Việt Nam. Với những thành quả đạt được cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các cá nhân, tổ chức và các thành phần dân tộc anh em cùng chung sống, cùng lao động trên địa bàn huyện luôn gắn bó, tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đặc biệt là công tác phối hợp chặt chẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.