BÙ ĐỐP NGÀY ẤY - HÔM NAY

Thứ hai - 20/03/2023 05:24 396 0
Từ (C19) cũ, trung tâm hành chính lâm thời (Bù Đốp), nhìn xa xa là những ngôi nhà tạm bợ nhấp nhô bên dòng Sông Bé oai hùng, những khu rừng bán gập bên lòng hồ Thuỷ điện Cần Đơn êm đềm, một màu xanh ngút ngàn của đồi cao su, những vườn điều, cánh đồng lúa xanh mơn mỡi ấy là những ngôi nhà lác đác mái ngói đỏ tươi cùng với những con đường đất đỏ len lõi trong từng thôn, xóm. Bù Đốp hôm nay đang từng ngày đổi sắc thay da sau 20 năm xây dựng và trưởng thành.
 
BĐ
Trung tâm hành chính huyện năm 2022
Từ một vùng biên giới, sâu xa, nghèo khó của tỉnh, nay đã trở thành vùng dân cư đông đúc, giao thông đi lại thuận tiện, chỉ còn lác đác đâu đó vài con đường mòn đất đỏ trong ngõ sâu. 20 năm hình thành và phát triển là khoảng thời gian không dài so với lịch sử một vùng đất, nhưng đã đủ thời gian “một thế hệ” để khẳng định bản lĩnh và ý trí quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền, quân và Nhân dân Bù Đốp nơi biên giới tỉnh nhà.
BĐ
Khuôn viên Quảng trường huyện
Khi huyện được thành lập, xây dựng quê hương mới, nơi đây đã có các cơ sở hành chính. Vừa ổn định tổ chức, củng cố bộ máy cấp huyện, cấp xã, vừa đẩy mạnh tăng ra sản xuất, chăm lo đời sống cho Nhân dân. Với phương châm lấy dân làm gốc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kiêm chỉ nam cho hành động cách mạng. Trường học, trạm xá, nhà văn hoá, chợ búa được mọc lên, đặc biệt là 1.065 hộ kinh doanh trên địa bàn huyện được ra đời (2005). Để có một sự sống mới sôi động, đánh thức được tiềm năng của một vùng đất nơi biên giới Bù Đốp như ngày nay, Bù Đốp và các dân tộc nơi đây đã phải trải qua sau hơn 50 năm sau ngày giải phóng (7/4/1972), đặc biệt là từ năm 2003 đến nay, các lãnh đạo huyện đã phải thao thức, trăn trở, lặn lội, tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp trên, các đơn vị bạn, áp dụng một cách sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều thành, thực hiện. Nhiều mô hình mới, cách làm hay được nhân rộng, nhiều tập thể, cá nhân suất sắc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội được vinh danh, ghi nhận.

Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, thành công có, thất bại có,  Bù Đốp  huyện nhà đều nếm trải và khẳng định được sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, điều quan trọng nhất là bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong, ngoài nội địa, nhân dân an tâm phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước. Nếu như giai đoạn 2003-2005, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.320.000; Nông - Lâm nghiệp chiếm 83,93%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chiếm 1,97% và thương mại dịch vụ chiếm 14,10%, thì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 là 8,06%, thu nhập bình quân đầu người là 37 triệu đồng/người/năm; Nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 59,93%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 16,14%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 23,93%. Theo đánh giá của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cuối năm 2022: cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển biến tích cực, trồng trọt phát triển theo hướng hình thành các vùng chuyên canh; chăn nuôi có chuyển biến về quy mô và số lượng; kinh tế tập thể hợp tác xã đã phát huy hiệu quả; kinh tế tăng trưởng khá, ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ đều tăng so với nghị quyết; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 62 triệu đồng.
 
BĐ
Một góc Trung tâm thị trấn Thanh Bình năm 1012
Đất lành chim đậu, huyện Bù Đốp hôm nay đã có 26 dân tộc khắp 03 miền Tổ quốc hội tụ về đây sinh sống và lập nghiệp như: Thái, Tày, Nùng, Dao, Chăm, Khmer, S’tiêng, Sán Chay, Châu Ro, Mường, Hoa, Ê đê, Ngái, Sán Dìu, Thổ…Từ một huyện khi mới được thành lập có 49.362 người với 05 đơn vị hành chính, đến nay theo niên giám thống kê năm 2022 (sơ bộ năm 2021) có 58,928 nghìn người với 7 đơn vị hành chính cấp cơ sở và hình thành các vùng như: cao su, điều, cây ăn trái các loại, lúa, gạo mang đặc trưng riêng của huyện; hệ thống giao thông được bê tông, nhựa hoá; hệ thống điện chiếu sáng đến tận thôn, ấp vùng sâu, xa của huyện; nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, có của ăn, của để, xây dựng nhà cao cửa rộng, mua sắm các  loại xe cơ giới, ô tô…

Bù Đốp hôm nay “dẫu chưa nhiều hoa thơm, trái ngọt” song hộ đói không còn, nhưng  hộ nghèo vẫn còn đáng kể, do một phần thiếu vốn, thiếu đầu ra cho sản phẩm, một phần do tác động bởi thiên nhiên, giá cả thị trường không ổn định, một số loại cây trồng chủ lực của huyện như: tiêu, điều, cao su…không còn thu hút sự chú ý của một bộ phận người dân. Cơ sở y tế khám chữa bệnh, đời sống văn hoá tinh thần chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân…Dẫu là vậy, nhưng Đảng bộ, Chính quyền và lãnh đạo hôm nay vẫn đang trăn trở tìm hướng đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng phát triển, mở rộng các loại cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao với mong muốn xoá được hộ nghèo bền vững, tăng hộ giàu.

Thành quả 20 năm qua, đã khẳng định được ý chí của người dân nơi đây, tự lực, tự cường, tạo ra các sản phẩm hàng hoá mang lại kinh tế cao cho xã hội, chính họ đã làm giàu cho quê hương Bù Đốp, cho chính bản thân họ và cho những ai đến thăm, đầu tư phát triển vùng biên giới này.

Năm nay huyện Bù Đốp kỷ niệm tròn 20 năm được thành lập và chính thức đi vào hoạt động (01/5/2003-01/5/2023), người dân đang phấn khởi đợi chờ, nhiều người ở xa quê cũng đang hướng về với quê hương, nhiều doanh nghiệp đã và đang chung tay cùng chính quyền địa phương, góp thêm sức, lực tạo đà phát triển trong tương lai. Tin tưởng rằng, thế hệ trẻ hôm nay mãi mãi ghi nhớ công ơn những người đi trước, để rồi phấn đấu học tập, công tác, xây dựng quê hương Bù Đốp anh hùng ngày một khang trang hơn, giàu đẹp hơn./.
HV




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây