Bù Đốp Những năm đầu thành lập, vượt khó vươn lên (2003-2005)
Thứ năm - 16/03/2023 02:593500
Huyện Bù Đốp được thành lập theo Nghị định số số 17- NĐ/CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ gồm 5 xã (Thiện Hưng, Thanh Hoà, Tân Thành, Tân Tiến và Hưng Phước) với tổng diện tích tự nhiên 37.750,48 ha. Ngày 01/5/3003 các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện chính thức đi vào hoạt động; hành trang ban đầu vẻn vẹn 07 tổ chức cơ sở Đảng với trên 459 đảng viên, 30 Uỷ viên Ban Chấp hành, cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Trải qua 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển với bao thăng trầm, khó khăn thử thách, Bù Đốp hôm nay đã và đang từng bước vươn mình phát triển vượt bậc, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo Quốc phòng-An ninh nơi biên giới của tỉnh.
Nhớ lại những ngày đầu thành lập, kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp; thu, chi ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp; kết cấu hạ tầng còn thấp kém; trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học còn thiếu và tạm bợ; tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; đội ngũ cán bộ còn thiếu và nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn cả về lý luận đến chuyên môn nghiệp vụ.
Trước tình hình đó, Ban chấp hành lâm thời đã đặt ra nhiệm vụ trước mắt là củng cố, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thử thách, xây dựng quê hương giàu đẹp; đồng thời khoạch định kế hoạch để phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo Quốc phòng, An ninh, trong đó, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền thông suốt thời gian lâm thời và trong tương lai.
Để có cơ sở hoạch định kế hoạch, Ban chấp hành lâm thời nhanh tróng bắt tay vào xây dựng các nghị quyết, quy chế làm việc; đồng thời đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội sát, đúng tình hình thực tế của địa phương. Trước sự đánh giá, nhìn nhận khách quan cho thấy, là một huyện nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thấp, kinh tế - xã hội phát triển chậm, chưa ổn định, thiếu tính bền vững, tỷ lệ hộ đó, nghèo cao là một huyện nghèo.
Theo đó, Ban chấp hành lâm thời đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2003-2005 là: GDP hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng khá, đến năm 2005 đạt 170 tỷ đồng; thúc đẩy cao hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung xây dựng khu Trung tâm hành chính huyện và nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt chú ý, ưu tiên đồng bào các dân tộc thiểu số. Phấn đấu xóa đói và giảm nghèo hàng năm từ 3 - 5%. Củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo ổn định về an ninh trật tự nội địa và an ninh chính trị biên giới.
Sau mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính thức được ban hành. Với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Bù Đốp đã sáng tạo và kế thừa những kinh nghiệm, thành quả của các thế hệ tiền bối đi trước và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ngành cấp trên; của các đơn vị bạn, vượt qua khoá khăn, bám sát định hướng, nghị quyết đề ra, sau 02 năm lâm thời đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi, đầy tự hào, làm tiền đề phát triển kinh tế-xã hội cho những năm tiếp theo.
So với mục tiêu phát triển kinh tế đề ra, đã có sự phát triển tăng trưởng và chuyển dịch đúng hướng. Nếu như GDP đề ra hàng năm (2003-2005) là 170 tỷ đồng, đến năm 2005, tăng trưởng bình quân là 6,7% năm. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 3.320.000 tăng 13,16% so với năm 2002. Nông - Lâm nghiệp chiếm 83,93%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chiếm 1,97% và thương mại dịch vụ chiếm 14,10%.
Điều đáng nói ở đây là nông - lâm nghiệp đã phát huy được tiềm năng về đất đồi rừng với các loại cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều, cà phê… Trong 17.240 ha diện tích gieo trồng toàn huyện thì có trên 50% là diện tích cây lâu năm. Mô hình kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2005, toàn huyện có 595 trang trại cho thu nhập từ 50 đến 250 triệu đồng trên năm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động từ thời vụ đến thường xuyên.
Bên cạnh phát huy lợi thế về nông-lâm nghiệp, kinh tế trang trại thì lĩnh vực công nghiệp cũng được huyện quan tâm phát triển. Năm 2005, toàn huyện có 140 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chủ yếu như: lĩnh vực sơ chế nông sản, đồ dùng gia đình, sửa chữa, cơ khí…các lĩnh vực này đã tăng 30,84% so với năm 2002. Để, đáp ứng nhu cầu, mua bán, trao đổi, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn huyện, 1.065 hộ kinh doanh trên địa bàn huyện được ra đời, tăng 18,46% so với năm 2002.
Để ổn định, tăng thu nhập cho các hộ thuộc dân tộc thiểu số, huyện đã đặc biệt quan tâm triển khai, thực hiện nhiều chính sách định canh, định cư, trợ cước, trợ giá. Sau thời gian lâm thời, đời sống của dân tộc ít người đã có sự thay đổi đáng kể, tổng thu nhập trong vùng đồng bào dân tộc tính đến năm 2005 đạt 19,718 tỷ đồng, chiếm 10,82% tổng thu nhập của toàn huyện và có 20,4% hộ có nhà bán kiên cố, 50% số hộ sử dụng điện, 58,80% số hộ có xe máy, 61,02% số hộ có ti vi, radio…
Vượt qua khó khăn, thử thách của một huyện lâm thời. Sau 02 năm thành lập, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện…đây là một trong những tiền đề quan trọng để Đảng bộ, Chính quyền huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong nhiệm kỳ mới và những năm tiếp theo, xây dựng quê hương Bù Đốp ngày một khang trang, giàu đẹp trên trên con đường phát triển. (Còn tiếp)