Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã huyện Bù Đốp thăm và học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế các tỉnh Tây Nguyên.

Thứ ba - 26/04/2022 02:51 689 0
Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã huyện Bù Đốp do Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Bù Đốp Mai Xuân Tuân làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác thăm quan, học tập kinh nghiệm thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, giá trị kinh tế tại các tỉnh Tây Nguyên, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu để áp dụng thực tế và nhân rộng trên địa bàn huyện Bù Đốp. Cùng đi có các thành viên ban chỉ đạo, hội doanh nghiệp huyện và thành viên các hợp tác xã của huyện.

Trong chuyến đi, đoàn đã đến thăm tìm hiểu Hợp tác xã Gấc Nam Hà ở huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông, được thành lập năm 2009 đến nay. Hiện trở thành đơn vị hàng đầu cả nước về trồng chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ quả Gấc. Nhắc đến cấy gấc những năm qua, bà con nông dân trồng gấc cho HTX Nam Hà vui mừng vì giá gấc ổn định, cây gấc dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Về hiệu quả kinh tế so với cây hồ tiêu và cà phê, cây gấc cho thu nhập gấp từ 2 đến 3 lần trong khi đầu từ thấp và giảm lượng công chăm sóc mà cây gấc lại ít bệnh.  
BĐ

Tại đây đoàn công tác của huyện Bù Đốp được Hợp tác xã Gấc Nam Hà giới thiệu chi tiết mô hình trồng, phát triển gấc, công tác thu mua, chế biến quảng bá thương hiệu sản phẩm bài bản và chuyên nghiệp. đoàn cũng được giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã như tinh dầu gấc, các sản phẩm bún, hủ tiếu gấc, cồn hạt gấc. Tham quan quy mô nhà xưởng với quy trình sản xuất, vận hành máy móc, thiết bị kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm từ Gấc. Qua tìm hiểu đoàn nhận thấy đây cũng là một mô hình và cây trồng mang nhiều triển vọng. Với điều kiện khí hậu của Bù Đốp cây gấc cũng là cây sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Sau khi tham quan mô hình gấc đoàn tiếp tục tìm hiểu mô hình trồng khai thác chế biến sâm Ngọc Linh tại thành phố Kom Tum tỉnh Kom Tum. Hiện tại Tỉnh Kon Tum có hơn 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp, rừng Kon Tum là nơi chứa đựng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại và công dụng chữa được nhiều bệnh. Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài sâm cũng là một cây thuốc quý ở các xã xung quanh núi Ngọc Linh.

 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ
BĐ
 
BĐ
BĐ
BĐ

Tại đây đoàn công tác được giới thiệu và tìm hiểu về đặc trưng, đặc điểm, quy trình trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến các loại sâm. Từ sâm ngọc linh, dâm dây, đảng sâm…. Đoàn cũng được tận mắt chứng kiến dây truyền chế biến, bảo quản sâm tại cơ sở. Ngoài ra các thành viên trong đoàn còn được trực tiếp thưởng thức các sản phẩm từ sâm như Mứt sâm, Nước sâm. Trà sâm, Rượu sâm, sâm tươi…. Đây là những sảm chất lượng được tinh chế từ các loại sâm thượng hạng của núi rừng Tây nguyên.

Trên đường di chuyển của chuyến công tác đoàn đã đến tham quan Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu tại Thành phố Đăk Lawk của tỉnh Đăk Lăk. Hợp tác xã này được thành lập năm 2015 với 185 thành viên là hộ nông dân trồng cà phê tham gia, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 90%. Diện tích nguồn nguyên liệu của hợp tác xã 250 ha. Hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh, trồng, chế biến, mua bán cà phê, dịch vụ phân bón, vật tư nông Nghiệp….

 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ

Tại đây đoàn được giới thiệu quy trình trồng chăm sóc, quy trình đăng kí xây dựng thương hiệu, công tác thu hoạch cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Các sản phẩm cà phê như cà phê nguyên chất Honey, cà phê rang mộc nguyên chất Eatu được chứng nhận quốc tế. Qua đó cho thấy được hương vị của từng loại cà phê sau khi được thu hái, phơi ủ, rang xấy để có một sản phẩm cà phê thượng hạng cung cấp ra thị trường.
 
BĐ
 
BĐ
 
BĐ

Với mô hình này thì Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã huyện Bù Đốp đã nắm bát được rất nhiều quy trình về cà phê. Hiện nay Bù Đốp có vùng nguyên liệu cà phê chất lượng trên 200 ha. Do đó với kinh nghiệm chia sẻ của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu tại Thành phố Đăk Lăk thì huyện Bù Đốp hoàn toàn có thể triển khai và phát triển thành hợp tác xã cà phê Bù Đốp với quy trình và cách làm tương tự sẽ góp phần thay đổi tư duy canh tác của người dân và đem cây cà phê dần trở thành cây trồng cá giá trị kinh tế góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện bù Đốp.

Cũng tại TP Ban Mê Thuột, đoàn công tác đến tìm hiểu mô hình Bò một nắng Hà Linh. Qua tìm hiểu các sản phẩm bò một nắng có nhiều ưu điểm như của Bù Đốp. Từ công tác chăn nuôi, đến khâu chọn nguyên liệu từ thịt bò để chế biến thành các sản phẩm bò một nắng, khô bò, bò tươi. Đoàn được thưởng thức hương vị của bò xấy khô một sản phẩm chủ yếu của đơn vị, qua thưởng thức sảm phẩm bò có hương vị thơm ngon, mềm các tẩm ướp gia vị phù hợp với khẩu vị người ăn, dó đó rất được ưa chuộng trên thị trường.

Với mô hình này thì Bù Đốp đã có Hợp tác xã Bò 3 B, giống bò này cũng được đánh giá chất lượng thịt ngon hơn so với các loại bò cỏ khác. Do đó rất thích hợp với các sản phẩm bò một năng, khô bò,… để bán ra thị trường. Qua tham quan Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Bù Đốp nhận thấy Bù Đốp sớm đẩy nhanh công tác xây dựng thương hiệu, triển khai thực hiện, đề nghị hợp tác xã bò 3B Thanh Hòa và ngành chức năng kết nối để chia sẻ kinh nghiệm, quy trình chế biến các sản phẩm từ bò của hợp tác xã Khô Bò Hà Linh để sớm có sản phẩm bán ra thị trường.

Chuyến công tác của Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã huyện Bù Đốp do Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Bù Đốp đến làm việc với Liên minh hợp tác xã tỉnh Đăk Nông để tìm hiểu mô hình chế biến sản xuất chanh dây tại Hợp tác xã Nông nghiệp – thương mại – dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) Tại đây đoàn được tham quan tìm hiểu quy trình chế biến các sản phẩm chanh dây. Cây chanh dây được sản xuất theo các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt như VietGAP và GlobalGAP. Hiện nay, HTX được Liên minh HTX Việt Nam chọn sản xuất chanh dây hữu cơ theo chuỗi giá trị và đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, HTX sẽ bao tiêu, thu mua để sơ chế chanh dây để bán cho các công ty khác về chế biến sâu hơn là tách hạt và cô đặc xuất khẩu sang châu Âu. Quả tươi, thị trường trong nước chủ yếu dùng chế biến nước giải khát, còn lại chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi thị trường châu Âu lại rất chuộng sản phẩm đã qua sơ chế, cô đặc. Vì vậy, tương lai, muốn cây chanh dây có giá ổn định thì phải sản xuất hữu cơ và xuất khẩu sang châu Âu, lợi nhuận sẽ tăng gấp 2-3 lần.

Qua chuyến công tác học tập chia sẻ kinh nghiệm với các mô hình kinh tế, HTX hiệu quả tại các tỉnh Tây Nguyên sẽ giúp cho BCĐ đổi mới phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã huyện Bù Đốp có cái nhìn tổng quát và chuyên sâu hơn về các cây trồng, các quy trình thiết bị chế biến sản xuất, các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương. Từ đó định hình tạo hướng đi phù hợp cho các loại cây trồng đặc trưng của huyện Bù Đốp, giúp thay đổi nhận thức của người dân về cách canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với thực tế của địa phương. Qua đó cũng giúp cho các ngành chuyên môn, các hợp tác xã có thêm kinh nghiệm trong công tác điều hành quản lý, quy trình phát triển để từng bước đưa các sản phẩm nông nghiệp của huyện đạt chất lượng để cung ứng thị trường tăng thu nhập, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, tạo hướng đi bền vững hiệu quả mà chương trình đột phá về phát triển kinh tế nông nghiệp mà Nghị Quyết đại hội Đảng Bộ huyện đề ra.
Bùi Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website như thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,942
  • Tháng hiện tại106,395
  • Tổng lượt truy cập1,620,596
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây