Tiếp tục thực hiện Chỉ thịsố 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Đồng thời, vận động nhân dân đấu tranh, tố giác hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Cuộc vận động; Phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong hưởng ứng Cuộc vận động; Khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp Việt đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩmcó sức cạnhtranh cao, từđó tạo ra sự chuyển biến về ý thức trong nhân dân, trong các doanh nghiệp, tổchức kinh tế xã hội, xây dựng văn hóa tiêu dùng người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng.
Theo đó, ngày 30/1/2024, UBND huyện Bù Đốp, ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Bù Đốp năm 2024, với các nội dung thực hiện: (1) Về công tác thông tin, truyền thông: Tiếp tục tổchức quán triệt đến công chức, viên chức và người lao động tại cơquan, đơn vị nhằm nâng cao nhận thức về Cuộc vận động. Đưa nội dung tuyên truyền về Cuộc vận động vào các chương trình tập huấn, hội thảo, hội nghị của cơ quan, đơn vị. Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, nhất là những sản phẩm nông sản có giá trị của huyện để từ đó vận động người tiêu dùng trong huyện được biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm Việt, tăng cường mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam trong tương lai. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để các cơ quan, đơn vị và các tổchức chính trị -xã hội nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động nhằm ưu tiên mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp,người sản xuất, kinh doanh trong nước khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước bảo đảm chất lượng. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam; thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. (2) Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong huyện tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ chi phí, giá thành sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng. Tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường một cách phù hợp, đồng thời gắn kết với việc thực hiện các mục tiêu của Cuộc vận động, ưu tiên đưa hàng Việt Nam vào hệ thống các điểm bán hàng bình ổn thị trường. Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng các kênh phân phối văn minh, hiện đại đối với hàng Việt Nam; đa dạng hóa các loại hình phân phối, thiết lập các điểm bán hàng Việt Nam bền vững, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàngViệt”... Hỗ trợ đưa các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP vào hệ thống bách hóa xanh, các điểm bán lẻ hàng hóa trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, rà soát cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp theoNghị quyết 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện xây dựng thương hiệu các mặt hàng chủ lực của huyện, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, hỗ trợ đưa các sản phẩm ra thị trường thông qua thương mại. Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. (3) Kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát luồng lưu thông hàng hóa, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại. Trong công tác kiểm tra lồng ghép tuyên truyền, nhắc nhở những tổ chức, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh chấp hành đúng các quy định pháp luật. Tổ chức tuyên truyền, phố biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến người tiêu dùng để người tiêu dùng hiểu sâu, kỹ và tự bảo vệ chính quyền lợi của mình trong quá trình mua sắm, tiêu thụ hàng hóa…
UBND huyện đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 40/KH-UBND về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Bù Đốp năm 2024. Đồng thời giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương theo quy định./.
HV