Hầu hết đoàn viên thanh niên được vay vốn ủy thác điều xây dựng các tổ hợp, mô hình sản xuất phù hợp theo từng địa phương như: phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp…
Thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bù Đốp đã xây dựng 174 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến 52 thôn, ấp.
Cùng với mạng lưới hoạt động, điểm giao dịch theo định kỳ tại trụ sở UBND các xã, thị trấn giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, thủ tục vay vốn đơn giản, vốn tín dụng chính sách được giải ngân đến tận tay người nghèo, có sự giám sát của các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương; từ đó giúp việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến nhanh, đến đúng đối tượng vay vốn hiệu quả.
Trong đó, Huyện đoàn Bù Đốp là đơn vị thực hiện hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay từ NHCSXH, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) vay vốn phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay các đối tượng chính sách, nhiều ĐVTN đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, thoát nghèo.
Đồng chí Hồ Bá Toàn – Bí thư Huyện đoàn cho biết: “Từ khi được NHCSXH ủy thác cho vay, Huyện đoàn đã tiếp nhận và triển khai cho ĐVTN hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ chính sách có điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, giảm nghèo. Đến nay, tổng dư nợ nguồn vốn thông qua Đoàn thanh niên quản lý là 51.372 triệu đồng cho 1.439 lượt hộ vay”.
Nhằm quản lý vốn ủy thác sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đảm bảo không thất thoát, Huyện đoàn thường xuyên phối hợp với NHCSXH chỉ đạo cán bộ đoàn quản lý chặt chẽ số hộ, đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay. Việc cho vay đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn được tổ chức Đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ; qua đó, tạo sự gắn kết giữa tổ chức Đoàn với thanh niên.
Nhờ vậy, hầu hết những trường hợp được vay vốn ủy thác đều xây dựng các tổ hợp, mô hình sản xuất phù hợp theo điều kiện từng địa phương như: mô hình chăn nuôi gia súc, trồng tiêu, chăn nuôi dê…Anh Nông Văn Ngân - Bí thư chi đoàn ấp Tân Phước, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp
thực hiện mô hình phát triển kinh tế.
Thực hiện phong trào thi đua “Thủ lĩnh đoàn tiên phong”, trên địa bàn đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của các đồng chí là bí thư chi đoàn, đoàn viên thoát nghèo vươn lên làm giàu, có nguồn thu nhập trung bình 100 triệu đồng/năm như: đoàn viên Nông Văn Giáp ở ấp Tân Nghĩa xã Tân Tiến với mô hành chăn nuôi dê 60 con dê, trồng hơn 1.000 nọc tiêu; mô hành chăn nuôi heo 300 con của đoàn viên Nông Văn Ngân ở ấp Tân Phước, xã Tân Tiến…
Điều quan trọng nhất là, trong những năm qua, đoàn viên thanh niên ở Bù đốp đã phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách để không chỉ góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình trẽ, mà còn góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn của huyện.
Ông: Nguyễn Ngọc Điệp – Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bù Đốp cho biết: “Thông qua ủy thác 4 tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động của các tổ TK&VV đã tác động tích cực đến nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ vươn lên, có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các tổ TK&VV còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đúng đối tượng và thực hiện một số cống việc được NHCSXH ủy nhiệm như: họp bình xét cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; truyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, nhằm tạo thói quen tiết kiệm tích lũy trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro…hiệu quả”.
HV- Ngân hàng Chính sách.