Bù Đốp là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Bình Phước, khi mới thành lập tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm trên 26,75% năm 2005, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng với tinh thần quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 2,72%. Có được kết quả như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Cấp ủy, Chính quyền và Nhân dân trong huyện còn có sự đóng góp rất quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp. Các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực sự là kênh quan trọng trong thực hiện an sinh xã hội ở địa phương.
Ông Vũ Văn Hựu vay vốn đầu tư chăn nuôi tại ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp.
Với 14 Chương trình tín dụng chính sách ưu đãi được triển khai đến với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã được khơi thông, trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác giảm nghèo, là “điểm tựa” cho nhiều gia đình ổn định kinh tế và thực hiện các tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tính từ năm 2004 đến hết tháng 3 năm 2021, tổng doanh số cho vay đạt trên 727 tỷ đồng, với trên 58.000 lượt khách hàng vay. Các chương trình đạt doanh số cho vay cao chủ yếu là những chương trình dành cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002 trên 134 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15/2013 trên 89 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015 trên 73 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định 26/2004 gần 146 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007 trên 186 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33/2015 trên 3 tỷ đồng… Ngoài ra, còn các chương trình cho vay hỗ trợ học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg… Từ các chương trình cho vay đã giúp nhiều hộ gia đình xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế mang lại thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo bền vững, nhiều hộ đã làm được nhà ở khang trang, sạch đẹp đảm bảo các tiêu chuẩn về tiêu chí nhà ở dân cư và tiêu chí vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới.Chủ tịch UBND xã – Thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện phát biểu chỉ đạo họp giao ban gian giữa NHCSXH huyện với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm vay vốn tại xã Phước Thiện.
Người dân sau khi được vay vốn đã phát huy hiệu quả rất tốt, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh được hình thành, tạo tiền đề để người dân sản xuất phát triển kinh tế gia đình lâu dài. Từ việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định đã giúp các đối tượng vay vốn thực hiện trả lãi và gốc đúng kỳ hạn. Tổng doanh số thu nợ 17 năm qua đạt 423 tỷ đồng. Ông Lê Văn Hùng vay vốn mở rộng thêm đầu tư chăn nuôi dê tại ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp.
Có thể nói, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đã triển khai kịp thời đến các đối tượng vay vốn, đồng thời luôn chủ động đồng hành cùng người dân trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.HV- Ngân hàng CSXH