Là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Bình Phước, có chiều dài biên giới 85,58 km, tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Là huyện có nhiều di tích lịch sử như: điểm cuối đường vận tải, đường ống dẫn xăng dầu, đường thông tin tải ba, đường giao liên, còn gọi là ngã ba đường 10... Nhìn lại 43 năm về trước, huyện biên giới Bù Đốp đã bị Pôn Pốt tràn sang sát hại trên 247 đồng bào vô tội, thiêu rụ hàng trăm nóc nhà của bà con ấp Sa Trạch, xã Hưng Phước (nay là ấp Tân Hưng, xã Phước Thiện) và thôn 6, xã Thiện Hưng; 14 tấn lương thực, khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh tang tóc, đau thương…
Trong các cuộc tấn công của Pôn Phốt sang Bù Đốp thì cuộc tấn công của chúng vào thôn 6, xã Thiện Hưng và ấp Sa Trạch, xã Hưng Phước (nay là ấp Tân Hưng xã Phước Thiện) là tàn khốc nhất. Cảnh nhà dân bị Pôn Pốt đốt phá này 16/3/1978
Đêm 15 rạng sáng ngày 16 tháng 3 năm 1978 địch cho một lực lượng nhỏ đánh vào hướng cầu Hoàng Diệu và Đồn Biên phòng 789. Do ta chủ quan và không nắm chắc hoạt động và âm mưu của địch, Bộ Chỉ huy tiền phương của Tỉnh đội điều 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 208 và Phú Lợi) lên hướng cầu Hoàng Diệu chi viện cho đồn 789 để ngăn chặn và tiêu diệt địch ở hướng này. Về phía địch, lực lượng địch có khoảng gần trung đoàn vượt qua cứ Tám mái (cầu du lịch), về Mê ra vào suối đá, suối nứa vườn mít, chúng chia làm hai mũi: Một mũi đánh vào thôn 6, xã Thiện Hưng; một mũi đánh vào ấp Sa Trạch, xã Hưng Phước gây ra vụ thảm sát hết sức dã man đối với đồng bào các dân tộc.
Chúng dùng cuốc, gậy đập vào đầu người già, phụ nữ, trẻ em; chúng chặt thân xác người dân ra thành 2, 3 mảnh; trẻ con chúng riết rồi quăng xác xuống giếng, quăng sát vào đống lửa. Chúng chém giết đốt phá tàn sát không để sót một ai, từ người già cho đến trẻ con vô tội. Quân Pôn Pốt đã giết hại trên 247 đồng bào, thiêu rụi hàng trăm nóc nhà của bà con ấp Sa Trạch, xã Hưng Phước (nay là ấp Tân Hưng, xã Phước Thiện) và thôn 6, xã Thiện Hưng; 14 tấn lương thực, khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh tang tóc, đau thương… Có gia đình bị giết hết cả nhà (đa số là người dân Bình Dương lên làm kinh tế); có gia đình có 7 người, trong đó một người con bị chúng giết và 6 người con bị chúng lùa đi mất tích như gia đình bà Sam Xì Muối; gia đình bị giết hại 10 người như gia đình bà Nguyễn Thị Lan, bị giết 6 đến 8 người như gia đình ông Trương Sơn và ông Lê Văn Thừa… Cảnh nạn nhân bị sát hại ngày 16/3/1978
Trước những tội ác cực kỳ dã man của bọn Pôn Pốt, biến đau thương thành hành động cách mạng, quân, dân Bù Đốp nói riêng cùng quân và dân cả nước nói chung đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau khi quân Pôn Pốt bị đánh đuổi và rút đi đã để lại không khí tang tóc, đau thương, máu nhuộm đỏ cả một vùng quê biên giới, thi thể các nạn nhân nằm rải rác nhiều nơi, hầu hết là không còn nguyên vẹn và không nhận dạng được; Nhân dân và Chính quyền địa phương đã tổ chức gom góp thi thể làm lễ khâm liệm và chôn cất các nạn nhân, có những phần mộ cá nhân và có những phần mộ tập thể như phần một tập thể của gia đình ông Trương Sơn, gia đình ông Lê Văn Thừa. Những người may mắn còn sống sót được chính quyền đưa đi chăm sóc y tế, đi tìm kiếm người thân còn sống hoặc đã chết.
Sau ngày người dân bị thảm sát (ngày 16/3/1978) khoảng 01 hoặc 02 năm, để tưởng nhớ những người dân bị quân Pôn Pốt sát hại, người dân địa phương đã lập miếu thờ tại nơi chôn cất, lấy ngày 16/3 (ngày 08/2 âm lịch) hàng năm là ngày giỗ chung. Năm 2018, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Bù Đốp đã xây dựng Nhà bia để tưởng nhớ các nạn nhân đã bị Pôn Pốt sát hại trên 600 mét vuông và tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào bị sát hại và để tưởng niệm các nạn nhân, tháng 3/2020 công trình đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng di tích cấp tỉnh và ngày 02/7/2020 huyện Bù Đốp đã long trọng làm lễ đoán nhận di tích cấp tỉnh. Đoàn cán bộ lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước và lãnh đạo huyện thăm nhà trưng bày hiện vật ngày 27/6/2021
Nhà bia ngày nay không chỉ là địa chỉ tâm linh tưởng niệm những người đã khuất mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu chuộng hòa bình, lên án họa diệt chủng, đồng thời cũng là nơi trưng bày các hình ảnh tư liệu, những hiện vật liên quan đến cuộc thảm sát do Pôn Pốt gây ra.
HV