Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời

Thứ năm - 28/10/2021 19:06 454 0
29-10 là ngày mất của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Ngày này năm 1945, Bác khẳng định tinh thần chiến đấu anh dũng là sức mạnh vô địch chiến thắng mọi kẻ thù.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế trong ngày 29-10

Sự kiện trong nước:

29-10-1915: Ngày sinh của nhà văn Trần Hữu Trí, bút danh Nam Cao. Sinh ra ở xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông dạy học rồi sáng tác văn học, nổi tiếng với các truyện ngắn, tiểu thuyết xã hội. Năm 1943 ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc.

Năm 1946 ông nhập đoàn quân Nam tiến vào miền Nam Trung Bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên truyền, báo chí và văn nghệ ở Việt Bắc. Ông nổi tiếng với các tác phẩm: “Đôi lứa xứng đôi ” (tức truyện “Chí Phèo” - 1941); “Sống mòn ”, “Truyện Biên giới ”, “Đôi mắt ”, “Truyện ngắn Nam Cao ”.

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
 

29-10-1940: Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời. Ông tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26-12-1867 tại làng Đan Nhiễm, Nam Đàn, Nghệ An.

Năm 1900, ông đỗ giải nguyên, nhiệt tình yêu nước, thành lập đội “Tử sĩ Cần Vương”. Năm 1904, ông vận động lập Hội Duy Tân, sau đó cùng với Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, thành lập “Hội Việt Nam Quang phục” và “Hội Chấn Hoa Hưng Á”. Năm 1922, ông cải tổ Việt Nam Quang Phục thành Đảng Việt Nam Quốc dân.

Năm 1925, ông bị Pháp bắt tại Thượng Hải, giải về nước. Nhân dân toàn quốc đòi ân xá cho ông. Toàn quyền Đông Dương buộc phải ân xá ông nhưng bắt ông an trí tại Huế.

Không chỉ là một nhà cách mạng, Phan Bội Châu còn là người giỏi thơ văn, tác giả nhiều tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng, đóng góp phong phú cho nền văn hóa Việt Nam như: “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Việt Nam quốc sử khảo”, “Nam quốc dân tu tri”... cùng một loạt các tiểu truyện viết về các chiến sĩ cách mạng.

Ngày 29-10-1940, ông mất tại lều tranh Bến Ngự - Huế, thọ 73 tuổi.

(Theo Ngày này năm xưa – NXB Lao động, 1998)

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
 

29-10-2002: Xảy ra vụ hỏa hoạn thảm khốc tại tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (ITC) làm 60 người thiệt mạng, 70 người bị thương, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Sự kiện quốc tế:

29-10-1929: Sở giao dịch chứng khoán New York sụp đổ và trở thành ngày “Thứ Ba Đen Tối” khiến nước Mỹ rơi vào vòng xoáy của cuộc Đại khủng hoảng. (Theo history.com)

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
(Ảnh: history.com) 

29-10-1956: Liên quân Anh- Pháp- Israel tấn công Ai Cập sau khi Tổng thống Ai Cập đương thời Abdel Nasser quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez để lấy tiền xây đập Aswan, mở đầu cho “Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez”.

29-10-1969: Tin nhắn trực tuyến đầu tiên của loài người được gửi đi thành công qua mạng ARPANET.

Leonard Kleinrock, Giáo sư khoa học máy tính tại UCLA (Mỹ), và sinh viên tốt nghiệp Charley Kline muốn gửi một tin nhắn từ máy tính của trường Đại học UCLA đến một máy tính khác tại Viện nghiên cứu Stanford thông qua mạng ARPANET, tiền thân của mạng Internet ngày nay.

Tin nhắn đầu tiên được Kleinrock và Kline gửi đi, với ý định là chữ "LOGIN" (đăng nhập). Tuy nhiên, hệ thống bị sập, và họ chỉ kịp gửi đi chữ "LO". Phải mất một giờ mới gửi được toàn bộ tin nhắn mang nội dung "LOGIN", nhưng "LO" đã trở thành tin nhắn trực tuyến đầu tiên được gửi đi trong lịch sử Internet.

Theo dấu chân Người

Cuối tháng 10-1950, đến thăm thương bệnh binh trong Chiến dịch Biên giới đang điều trị tại Bệnh viện Thủy Khẩu được xây dựng trên đất Trung Quốc, Bác nói: “Quân ta thắng lợi rồi, ta không còn bị bao vây, cửa đã mở ra thế giới, Đảng và Bác không quên công lao của các chiến sĩ đã ngã xuống hoặc bị thương tật”.

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời

Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt (13-3-1960). (Ảnh: hochiminh.vn).

Ngày 29-10-1959, trong cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về chương trình và phương thức tiến hành chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc, Bác nêu ý kiến phải tạo điều kiện cho chi bộ thảo luận vì “nếu không thảo luận thì không lợi về dân chủ, ta chỉ vì thời gian hạn chế mà không để chi bộ thảo luận ý kiến ở dưới không góp cho đề án, không lợi...”.

Ngày 29-10-1966, trong diễn văn đọc tại buổi tiếp chính thức Đoàn đại biểu Cuba do Tổng thống Ôxvanđô Đoócticốt (Osvaldo Dorticós) dẫn đầu sang thăm nước ta, Bác nói: “Từ Mỹ la tinh xa xôi, các đồng chí mang đến cho nhân dân Việt Nam chúng tôi mối tình đoàn kết chiến đấu rất thắm thiết của nhân dân Cuba và nhân dân Mỹ la tinh anh em... Việt Nam và Cuba cách xa nhau hàng vạn dặm, nhưng lòng nhân dân hai nước chúng ta thì rất gần gũi nhau như anh em một nhà. Chúng tôi mong các đồng chí coi ở Việt Nam cũng như ở Cuba vậy”.

Ngày 29-10-1968, Bác nghe Bộ Chính trị báo cáo về việc chuẩn bị cho Hội nghị Pari và vấn đề nhân sự cho Đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia sự kiện này. Bác nhắc nhở cần đề phòng việc Mỹ đòi ngừng đánh ở miền Nam để tuyên truyền đả kích ta hoặc sẽ ném bom miền Bắc trở lại, đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền cho Đoàn của Mặt trận.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong bài viết “Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ” đăng trên Báo Cứu quốc, số 77, ngày 29-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”.

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hochiminh.vn).

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, núp bóng quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, rồi đánh chiếm rộng ra cả Nam Bộ, Nam Trung Bộ và phần lớn Campuchia; khống chế vùng nông thôn rộng lớn ở Lào… từng bước thực hiện dã tâm xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Nền độc lập mà dân tộc ta mới giành lại được nay lại tiếp tục phải đương đầu với nhiều kẻ thù, bị uy hiếp từ nhiều phía. Trước tình hình đó, Hồ Chủ tịch đã viết thư kêu gọi đồng bào Nam Bộ giữ vững tinh thần chiến đấu, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc; trong đó Người tiếp tục khẳng định, tinh thần chiến đấu anh dũng hy sinh của dân tộc ta là sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn…” chính là những minh chứng cụ thể tiêu biểu cho sự sẵn sàng hy sinh, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Ý chí, tinh thần ấy đã được hun đúc trở thành truyền thống quý báu, biểu tượng sáng ngời cho bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần quả cảm của dân tộc Việt Nam.

Vào thời điểm đầy gian khó của cách mạng Việt Nam, khi đất nước đang chịu cảnh một cổ hai tròng là thực dân và phong kiến, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã ra đời theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù những ngày đầu thành lập chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ với những trang bị vũ khí thô sơ nhưng với lòng nồng nàn yêu nước, ý chí kiên quyết tiêu diệt quân thù, sẵn sàng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì độc lập tự do, đội quân đã lập nên những chiến công vang dội trong hai trận Phay Khắt và Nà Ngần (12-1944), mở đầu cho truyền thống quyết chiến quyết thắng của quân đội ta trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Đã nhiều thập kỷ qua đi, nhưng những chiến công hiển hách ấy vẫn còn sống mãi tạc vào những trang sử chói lọi. Hình ảnh anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn vào bánh pháo ghìm giữ pháo lại, anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị tiến lên tiêu diệt địch, và những chiến sĩ cảm tử quân quả cảm ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch… đã trở thành biểu tượng thắp sáng ý chí, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
(Ảnh: Tư liệu)

Dù là trong thời chiến hay trong thời bình, cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc với tinh thần sẵn sàng “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”.

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ không quản khó khăn, thử thách, thực hiện nghiêm túc 10 lời thề danh dự của quân nhân, 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, khi có lệnh là lên đường, sẵn sàng xông pha vào những nơi hiểm nguy, gian khổ để bảo vệ vững chắc Tổ quốc và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai…

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã gác việc riêng xung phong vào vùng dịch, tiến hành tiêu độc, khử trùng, cứu chữa cho người bệnh, tiếp ứng lương thực cho người dân gặp khó khăn; các chiến sĩ biên phòng kiên trì bám chốt trên tuyến biên giới kiểm soát đường mòn, lối mở, ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng…

Hay trong phòng, chống và khắc phụ hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cán bộ từ sĩ quan cấp tướng đến người chiến sĩ luôn xung kích đi đầu, xông pha đến nơi nguy hiểm, chấp nhận hy sinh vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Với tinh thần và ý chí ấy, Quân đội ta thật sự là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
Bộ đội Cụ Hồ tham gia phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: Tư liệu) 
Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
Bộ đội giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. (Ảnh: Tư liệu)

Dấu ấn về Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 29-10-1969, trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 3032 đăng ảnh Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ thi đua công an nhân dân vũ trang (7-1965).

Cũng trên trang báo này, có đăng bài xã luận với chuyên đề: “Làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: Tích cực rèn luyện nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu.” Trong bài viết có in đậm lời căn dặn của Bác: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.”

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 3032 ngày 29-10-1969. 

Hướng tới Đại hội lần thứ IV của Đảng, Báo Quân đội nhân dân số 5569 ra ngày 29-10-1976 đăng bài viết “Ánh sáng từ Đường Cách Mệnh” kèm lời của Bác:

Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ.

Ngày này năm xưa: Ngày 29-10-1940, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu qua đời
Báo Quân đội nhân dân số 5569 ra ngày 29-10-1976.

HV

Nguồn tin: Quân Đội Nhân Dân:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website như thế nào

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay8,301
  • Tháng hiện tại131,489
  • Tổng lượt truy cập1,645,690
Vcov
Bo TNMT
Mail bp
portal
bao bp
Chi đạo điều hành
hop tac VN-CPC
xay dung dang
90nam tuyen giao
TINHUY
fm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây