Những năm qua, đặc biệt giai đoạn 2021-2023 kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện biên giới Bù Đốp đã và đang từng bước được đầu tư, hoàn thiện, tao nên diện mạo vùng biên khang trang, tươi đẹp.
Một trong những chuyển biến rõ nét nhất, khi đến với Bù Đốp là hệ thống giao thông đường bộ khang trang, sạch đẹp từ trung tâm hành chính huyện đến các xã, thị trấn, thôn, xóm. Theo đánh giá của UBND huyện mới đây cho thấy: giai đoạn 2021-2023 toàn huyện đã triển khai thi công được 223,2km đường giao thông. Trong đó, 58,3 km đường bê tông nhựa; 145,9 km đường láng nhựa; cấp phối, sỏi đỏ 29 km. Các tuyến đường cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của Nhân dân, tạo thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, việc đầu tư, nâng cấp, cung cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh cho người dân cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 96,82%; các công trình thuỷ lợi, kênh mương nội đồng được bê tông hoá kiên cố đấu nối tận chân ruộng, qua rẩy, tạo thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất, nhiều diện tích đất được tưới nước kịp thời trong các đợt cao điểm nắng nóng và tiêu nước trong mùa mưa.Trong phát triển thương mại, cũng có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với địa phương; nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ hiện đại được mở rộng như các cửa hàng tổng hợp, bách hoá xanh, điện tử…cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hiện nay toàn huyện có 03 chợ được đầu tư khang trang, hiện đại: Chợ Tân Thành, chợ Tân Tiến, chợ Thiện Hưng và một Trung tâm thương mại tại thị trấn Thanh Bình. Để tiếp tục phát triển thương mại phục vụ người dân, huyện đã tiến hành khảo sát và lập hồ sơ xây dựng thêm chợ xã Phước Thiện trong thời gian gần nhất. Cùng với phát triển Thương mại, huyện cũng chú trọng đến đầu tư phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển du lịch miệt vường, văn hoá, di tích lịch sử.Hiện nay, hệ thống các thiết chế văn hóa đã và đang được quan tâm phát triển, góp phần hát huy các giá trị văn hoá đặc trưng vùng miền. Sau gần 3 măm (2021-2023) huyện đã đầu tư xây mới được 17 nhà văn hoá thôn ấp tại các xã, thị trấn; vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công, tiền mặt để nâng cấp, sữa chữa, hoàn thiện các nhà văn hoá như: làm hàng rào B40, sân bê tông xi măng, nhà vệ sinh…Đến nay 100% xã, thị trấn điều có nhà văn hoá, nhiều thôn có sân thể thao phục vụ người dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Theo đánh giá của UBND huyện: Toàn huyện hiện có 23 trường; 420 lớp; 12.042 học sinh; Trong đó: Cấp Tiểu học có 227 lớp/6.155 học sinh; cấp THCS có 90 lớp/3.242 học sinh; Mầm non (bao gôm 01 Trường Tư thục) có 103 lớp/2.645 học sinh. Hệ thống y tế được đầu tư ở tất cả các cấp với 01 bệnh viện tuyến huyện, 7/7 xã, thị trấn có trạm y tế. Hạ tầng bưu chính được duy trì, 100% xã có các điểm phục vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông, internet và có báo, tạp chí được phát trong ngày đến trụ sở xã. Tỷ lệ đô thị hoá từng bước được quân tâm, phát triển. Đến nay huyện có 01 đô thị văn minh (thị trấn Thanh Bình) và đang phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí đưa xã Thiện Hưng trở thành đô thị loại V (giai đoạn 2020-2025). Các công trình đô thị văn minh tại thị trấn Thanh Bình cơ bản được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, trụ sở cơ quan, các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ, công trình thể thao ngoài trởi, bước đầu đã đáp ứng được tiêu chuẩn và chức năng của đô thị văn minh, trung tâm chính trị của huyện. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,2%.Giai đoạn 2021-2023, mặc dù sau Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XI ngặp không ít khó khăn, thử thách do tác động bởi Đại dịch Covid-19 gây ra, song, với quyết tâm chính trị cao, đến nay huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong phát triên hạ tầng kinh tế - xã hội. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2021-2023 sẽ tạo đà cho sự phát triển đi lên, góp phần thực hiện thắng lợi mà nghị quyết Đại hội đại biểu huyện đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra../.