Đoàn viên Trần Xuân Ngọc sinh năm 1991 tại ấp Tân Hòa xã Tân Tiến là một trong những thanh niên tiêu biểu đưa mô hình cá Koi trở thành sản phẩm nông nghiệp thành công đầu tiên của huyện Bù Đốp. Cách đây hơn 10 năm, anh khỏi nghiệp với mô hình canh tác cá thương phẩm, qua nhiều năm chật vật với nghề nhận thấy giá trị kinh tế không cao và không có thị trường tiêu thụ và cạnh tranh không lại so với giống cá các vùng miền tây đem lên. Đến năm 2001 Ngọc dần chuyển sang nuôi cá Koi, lúc đầu chỉ nuôi với thú vui cá kiểng trong nhà. Do nhận thấy giống cá này dễ nuôi, dễ nhân giống và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Vốn có duyên với nghề nuôi cá từ trước, Ngọc quyết định đầu tư hơn 3 ha diện tích mặt nước tại địa phương để nuôi tự nhiên. Đến nay, trong hồ cá của Ngọc đã phát triển lên tới 10 tấn cá Koi các loại và đủ kích cỡ sãn sàng phục vụ nhu cầu khách hàng. Khách hàng chủ yếu từ những người có đam mê chơi cá cảnh, các khu du lịch, quán cà phê, HomeStay từ các tỉnh thành trên cả nước.
Ra mắt tổ hợp tác nghề nuôi cá Koi tại xã Tân Tiến
Ông Trần Văn Thành trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đại diện lãnh đạo huyện Bù Đốp chúc mừng buổi ra mắt tổ hợp tác nghề nuôi cá Koi
Với giá thành mỗi kg cá Koi các loại có giá giao động từ 300 ngàn đồng đến 700 ngàn đồng, sau khi trừ mọi chi phí mỗi năm cũng đem về cho gia đình từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng tiền bán cá. Do những năm nay ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khách hàng mua cá cũng giảm dần nhưng đơn đặt hàng vẫn thường xuyên với số lượng lớn.
Ngọc chia sẻ: Cá Koi có nguồn gốc từ Nhật Bản thuộc họ cá chép và được nhiều người Việt Nam nuôi chơi cảnh trong nhà, khuôn viên sân vườn tạo thu vui sau những giờ làm việc vất vả. Khi nuôi với số lượng lớn đòi hỏi phải kỹ thuật chăm sóc bài bản, thường xuyên kiểm tra nguồn nước, thức ăn đảm bảo vừa đủ không nên cho ăn quá nhiều, nguồn thức ăn dư thừa sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, cá dễ mắc bệnh và không đạt yêu cầu của khách hàng sẽ khó bán.
Mô hình nuôi cá Koi của đoàn viên Trần Xuân Ngọc tại ấp Tân Hòa trở thành mô hình điểm thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên có chung sở thích đến thăm quan học hỏi kinh nghiệm
Đoàn viên Trần Xuân Ngọc cho cá ăn và giới thiệu mô hình, kỹ thuật nuôi cá Koi ngoài tự nhiên
Từ mô hình hiệu quả của Ngọc, đoàn viên Trịnh An Nhàn cũng đã tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm nuôi cá coi từ đoàn viên Ngọc. năm 2016 Nhàn quyết định đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi lên 1 ha, Nhàn cho biết với đặc tính là loài cá ưa nước sạch, do đó hệ thống ao nuôi luôn phải đảm bảo nguồn nước lưu thông ra vào tạo độ trong cho nước, có như vậy thì cá sẽ không bị bệnh, phát triển tốt. Để đảm bảo cung cấp cá liên tục cho thị trường, Nhàn vừa nuôi và tiến hành nhân giống, với cách làm này mỗi năm anh Nhàn thu về 400 triệu đồng. Vì là thuộc dòng cá cảnh nên yếu tố về thẩm mỹ, màu sắc, hình dạng cá phải đẹp, màu sắc, hoa văn của cá phải rõ ràng, cá phải khỏe mạnh sức sống tốt co như vậy người mua mới chuộng và được giá cao Nhàn chia sẻ thêm.
Đàn cá Koi hàng chục tấn với đủ các loại màu sắc và kích cỡ đã sẵn sàng phục vụ khách đến mua
Để nhằm tạo điều kiện cũng như thu hút thanh niên tham gia mô hình khởi nghiệp nuôi cá Koi. Huyện đoàn Bù Đốp phối hợp với địa phương xã Tân Tiến đã tổ chức thành lập tổ hợp tác nghề nuôi cá koi trong thanh niên. Mô hình thu hút 15 thành viên là đoàn viên thanh niên có chung sở thích và đam mê nuôi cá koi. Anh Hồ Bá Toàn bí thư huyện đoàn Bù Đốp cho biết: Việc thành lập mô hình tổ hợp tác nghề trong thanh niên là một hướng đi mới nhằm tạo động lực để thanh niên mạnh dạng tham gia phát triển kinh tế và tạo ra giá trị sản phẩm mới cho thị trường. Đây là mô hình đầu tiên ở địa phương được đầu tư và xuất bán các loại cá Koi. Hiện tại huyện đoàn cũng như các ngành chuyên môn của địa phương xem xét hỗ trợ mọi điều kiện để mô hình kinh tế thanh niên được nhân rộng.
Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bù Đốp mô hình cá Koi là một loại thủy sản nước ngọt mới đối với địa phương. Với đặc thù Bù Đốp là vùng bán trung du diện tích mặt nước tương đối nhiều. Việc phát triển loài cá này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây. Ông Trần Văn Thành trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp cho biết: Đây cũng là hướng đi đúng đắn trong chương trình đột phát phát triển kinh tế nông nghiệp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Do đó, huyện sẽ có những chính sách hỗ trợ tổ hợp tác nuôi cá Koi của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, kỹ thuật canh tác nuôi trồng, chính sách đăng ký sản phẩm, kết nối tạo thị trường tiêu thụ và tiến tới thành lập hợp tác xã và đưa sản phẩm lên đạt tiêu chuẩn Ocop để phục vụ cho các thị trường lớn trong và ngoài tỉnh.
Nguồn tin: Bình Phước Online:
Ý kiến bạn đọc